Chữ chưởi tục

Cho nên, vừa thức dậy, tôi đã ”dâng ngày” lên Chúa Giêsu, Mẹ Ngài và Thánh Dưỡng Phụ Giuse. Sau đó, như mọi lần, trong lúc uống cà phê, tôi mở máy để xem điện thư. Cô em họ xuất thân từ Đại Học Sư Phạm-Văn Khoa, Ban Việt Hán, đang ở Hoa Kỳ, gởi cho tôi bài viết (không có tên tác giả) nói về việc chưởi tục đang ”thịnh hành” tại Hà Nội. Cho nên, tôi mới nghĩ đến điều mà, bấy lâu nay, tôi chưa dám viết. Đó là ”chữ chưởi tục”.


Thú thật rằng tôi chưa bao giờ sử dụng ”cái chữ ấy” vì nó xúc phạm đến người làm Mẹ, vì cách nói năng cũng là thước đo nhân cách. Viết về ”chữ ấy” là việc không đơn giản vì nó đụng đến văn hóa nói chung, Việt Đạo, nhất là Điều Răn thứ bốn: Thảo kính Cha Mẹ và Điều Răn thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục. Không làm, mà nói chữ ấy để nó trở thành thói quen thì cũng có tội với Chúa, với tất cả các Bà Mẹ bởi vì người Pháp cũng đã từng dạy: ”Thượng Đế dựng nên nhiều kỳ quan. Mà kỳ quan lớn nhất là trái tim của người Mẹ.”

Trong bài kia, tôi đã kể chuyện ông tướng cướp bỏ ý định hãm hiếp bà nọ bởi vì ông ta nghe bà ấy nói câu này: ”Xin ông tha cho tôi. Biết được việc ông sẽ làm, chắc Mẹ ông đau khổ lắm.” Thậy vậy, danh từ ”Mẹ” diễn nghĩa biết bao là tình! Tôi có Mẹ. Ai cũng vậy. Chẳng kềm chế được cơn giận, tại sao mình không ”nói nhẹ, đau hơn cào”, mà lại thốt ra hai chữ…?


Trước khi chứng minh rằng hai chữ chưởi tục… đã thành phổ biến trong xã hội Việt Nam hôm nay, xin quý Vị vui lòng thông cảm cho tôi được ”giới thiệu” bài viết mà cô em họ ngao ngán như sau:


“Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một Khu Phố Văn Hóa. Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: “Này, các cháu có biết nhà ông trưởng Khu Phố Văn Hóa ở đâu không?”


Một đứa trẻ trai, trạc 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: “Biết, nhưng đéo chỉ!”

Tôi lắc đầu, đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên, tôi hỏi: “Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng Khu Phố Văn Hóa này ở chỗ nào không anh?”

Gã trẻ tuổi chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: “Ðéo biết!”


Khi gặp ông trưởng Khu Phố Văn Hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta với lời than thở: “Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây không dạy dỗ con em hay sao, mà để chúng nó ăn nói với khách lạ thô bỉ đến thế, hả anh?!”

Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng Khu Phố Văn Hóa đã thuận miệng, trả lời tôi ngay: “Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!”

Lúc ấy, con gái của ông bạn tôi là cô giáo môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại.

Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau: “Hôm ấy, cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ v..v.. Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: “dũng cảm” là gì. Nó đứng lên, suy nghĩ một lúc, rồi đáp gọn lỏn: “Nghĩa là…là…đéo sợ!”

Sau đó, cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông Bộ Trưởng giáo dục và đào tạo, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa hai chữ “dũng cảm” là: “đéo sợ!” cho ông nghe. Nghe xong, ông Bộ Trưởng tỏ vẻ đăm chiêu. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:

“Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng …đéo sai!!!”


Cô kết luận: “Ðấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người dưới chế độ này như thế đấy. Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng vậy thôi! Làm sao tránh được?”

Ông bố rầu rĩ, thở dài: “Ðất nước kiểu này thì…đéo khá!…”

CÒN TUI, SAU KHI ÐỌC XONG, ÐÉO HIỂU TẠI SAO HỌ THÍCH SỬ DỤNG CHỮ ÐÉO,
CHO NÊN ÐÉO BÌNH LUẬN.”
(Câu này cũng là của tác giả vô danh.)


Đọc bài viết trên đây, hẳn có người cho rằng ”không đến nỗi” như thế, làm sao ông Bộ Trưởng giáo dục có thể phát ngôn bừa bãi…! Tôi đem câu chuyện kể cho anh bạn người miền Bắc. Anh ta nói: ”Bộ Trưởng giáo dục thành dâm dục mấy hồi. Ai dám bảo đảm rằng ông ta không đi nhà thổ, không phá hại đời nữ sinh? Cứ nhìn một số thầy-cô làm chuyện ấy với tuổi vị thành niên thì biết họ không phải là kỹ sư tâm hồn.”

Sau đó, tôi đến gặp gia đình kia, cũng kể câu chuyện ấy và được nghe những người lớn (cả nam, lẫn nữ) trong gia đình này nói như sau: ”Chúng em sống ở Hà Nội thường dùng từ ấy, thành ra nó quen rồi. Dân Hà Nội coi đó là chuyện nhỏ như con thỏ. Nói, chứ đâu có làm.” Tôi trả lời: ”Anh đã từng nghe các em kể về Bố Mẹ của mình rất đạo đức. Ông Bà cụ thương người như thế, như kia. Các em còn bảo cố noi gương Bố Mẹ mình. Vậy, tại sao các em dùng hai chữ ấy, mà không sợ người ta hiểu lầm…? Anh xin các em đừng giận và vui lòng bỏ hai từ ấy đi để con cái mình khỏi bắt chước.” Nhưng tôi lại được trả lời: ”Anh ơi, nói quen rồi. Khó bỏ lắm!”


Ngày trước, trong Chế Độ cũ, hai từ ấy vẫn được nhiều người thuộc giới… sử dụng. Sau này, để tránh hai từ ấy khi phê bình ai đó, có người nói: ”Sao mày ưa dùng tiếng Đan Mạch!?” Tôi đã từng bị một người ”mô phạm” (có quân sư) mỉa mai trên mạng rằng tôi ”kèm theo những phụ đề Anh có, Pháp có, La-tinh có, nhất là tiếng Đức, chỉ thiếu tiếng Đan Mạch!” (Mẫu tự Đ và M được người ta cho nằm nghiêng!) Phát biểu như thế là xúc phạm đến văn hóa của cả Dân Tộc vừa nêu, chưa nói đến chuyện mình gián tiếp coi thường đấng cưu mang mình bởi vì người Mẹ nào cũng có con! Làm con mà không biết để chữ Mẹ nói chung trên đầu mình thì ”đứa con” ấy có sống đạo làm người không?


Tôi ghi hai chữ ”chưởi tục” vào máy thì thấy quá nhiều Video kinh khủng, làm nổi da gà. Có ba cái cho nghe giọng nữ, người Bắc, và hai anh chàng Hà Nội-Ngệ An chưởi nhau, dùng những từ tục tĩu nhất trong thiên hạ. Nhân đây, tôi kính mong các Vị ”lãnh đạo tôn giáo và đời” nên thêm vào chương trình giáo dục môn ”Học Làm Người” bằng cách nói năng như Ông Cha mình đã dạy:


”Chim khôn hót tiếng rảnh rang! Người khôn ăn nói dịu dàng, dễ nghe! Lời nói không mất tiền mua! Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Kim vàng ai nỡ uốn câu! Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời! Người thanh, tiếng nói cũng thanh! Chuông kêu, chuông đánh bên thành cũng kêu! Chim khôn chết mệt vì mồi! Người khôn chết mệt vì lời nhỏ to! Dế kêu cho giải cơn sầu! Mấy lời em nói, bạc đầu chưa quên! Sẩy chân, gượng lại cho vừa! Sẩy miệng, còn biết đá, đưa đường nào! Học ăn, học nói, học gói, học mở. Rượu nhạt uống lắm cũng say! Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm! Lỡ chân, gượng được. Lỡ miệng thì không!”

Người Pháp cũng dạy cách phát ngôn như vầy: ”Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” (Il faut tourner la langue sept fois avant de parler.) Kính mời quý Vị nghe ”kỹ sư tâm hồn và đối tượng của họ” chưởi trong Video dưới đây. (Lời chưởi tục không ”rùng rợn” lắm như ở các Vidéo khác.)


Shock v
i clip cô giáo chi th (hot_ hot).flv – YouTube

sinh vien chui tuc – YouTube

Chi 18 phút :Trò vô l hay cô thiếu tư cách? – YouTube


Tôi chẳng hiểu tại sao, khi chưởi tục, nhiều người Việt mình không nhắm ngay đối tượng, mà lại ”lôi” Mẹ người ấy ra? Người Anh cũng chưởi tục, dùng từ bắt đầu bằng mẫu tự F, không có chữ ”Mother” trong đó. Xin kể câu chuyện như sau:


Ở quán ăn nọ, trong lúc bực mình cô bán hàng, ông người Anh kia hét lớn chữ vừa nêu, quay sang nhìn tôi và hỏi: ”Anh có thấy không? F… nó!” Tôi hỏi: ”Ông là người Anh?” Ông ta khoái chí, bắt tay tôi. Tôi nói: ”Do you mind if I ask you another question?” Ông ta đồng ý. Tôi hỏi: ”Ông có biết nguồn gốc của chữ F…không?” Ông ta ú ớ và hỏi lại tôi như tôi đã hỏi ông ta. Để ông ta thấy có người cảm thông mình, mà bớt nóng giận, tôi giải thích nguyên nhân của chữ ấy. Sau đó, tôi mới cắt nghĩa các mẫu tự kết thành chữ ấy.

Tôi xin phép trình bày ngắn gọn cho những ai chưa biết nguyên nhân:


1.
Ngày ấy, dân số nước Anh giảm sút trầm trọng. Nhà vua lo lắng, mới cho các nữ tù nhân làm gái được phép quan hệ với nam tù nhân để có con mà cứu vãn nạn thiếu dân.


2.
Ở trong Hoàng Tộc, ai muốn có con cũng phải được phép của nhà Vua.


Như vậy, ”việc làm vừa nêu” phải được nhà Vua ”kiểm tra, cho phép” thì mới có giá trị. Dù sao, tôi vẫn ngại viết ra chữ ấy nên chỉ ghi lại nguyên văn hàng chữ và tô đậm các mẫu tự đầu của mỗi từ như sau: ”Fornication under the control of the King.” Xin cứ ghép các mẫu tự tô đậm, quý Vị sẽ thấy chữ mà ông người Anh kia đã dùng để chỉ sự bực bội của mình. Hàng chữ vừa nêu có nghĩa: ”Giao hợp dưới (chịu) sự kiểm tra của đức Vua.” Nhưng, dần dà theo thời gian, chữ ấy đã trở thành: động từ; (thành) ngữ động từ (đằng sau có ”around, off, over, up, with); danh từ (có ”all”); tính từ (có ”ed” trước ”up” hay kết hợp với ”ing”…); tán thán từ! Tóm lại, như đã trình bày, người Anh dùng chữ ấy để biểu lộ sự bất mãn, chứ không có ý chưởi tục. Rất tiếc rằng Tự Điển Anh-Việt (Bản Dịch của Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam) vẫn thêm chữ ”mẹ” trong các câu dịch từ tiếng Anh!!! Đó là việc làm mà Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam hôm nay phải khiêm nhượng nhận lỗi trước toàn Dân!


Dù chữ ấy bằng tiếng Anh có nghĩa không tồi tệ như cách chưởi trong tiếng Việt, tôi vẫn xin các bạn trẻ đừng dùng nó bởi vì nó sẽ gây ngộ nhận nơi người nghe, vì không phải tất cả người ngoại quốc hay dân bản xứ nói tiếng Anh đều biết rõ như đã trình bày.


Trong Tin Mừng theo Thánh Mathêô, ngài cũng dùng từ rất dễ nghe: ”Nhưng nàng khôngbiết đến chàng.” Còn trong Tin Mừng theo Thánh Luca, Trinh Nữ nói nới Thiên Sứ như sau: ”Vì tôi không biết đến đàn ông nào cả.” (For I know no man. – Car je ne connais point d‘homme. – quoniam virum non cognosco. – ἐπεὶ ἄνδρα οὐ γινώσκω.) Tiếc rằng một số bản dịch không đúng nguyên văn!!! Trong bài khác, tôi sẽ nói về chữ ”lịch sự…” của tiếng Việt, Anh, Pháp, Đức…


***

Ghi chú:

* Trong cuốn Coran của người Hồi Giáo, Trinh Nữ Maria được ca ngợi là ”người nữ trên mọi người nữ”, được kính trọng là Trinh Nữ tinh tuyền, khuôn vàng, thước ngọc cho đàn bà Hồi Giáo.

Đức Quốc, ngày đầu Tháng Hoa dâng Mẹ Maria và Lễ kính Thánh Giuse Thợ.

Phan văn Phước

Exit mobile version