Chọn lựa

Vâng! Chọn lựa là một động thái chúng ta phải luôn thực hiện trong cuộc sống. Chúng ta hay cho rằng cơ sở để có một chọn lựa đúng chính là tính ưu việt của vấn đề đang được chọn lựa. Tuy nhiên trong thực tế, yếu tố quyết định sự chọn lựa đôi khi không nằm trong bản chất của vấn đề nhưng lại tùy thuộc vào nhận thức, ý muốn của chính chủ thể đang thực hiện sự chọn lựa đó. Thật vậy, trong cuộc sống hiện đại khi mà xu hướng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân của con người được ẩn tàng dưới những trào lưu, những học thuyết thì chúng sẽ trở thành nguồn trợ thủ đắc lực để con người vin vào đó mà từ chối các giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Do vậy, khi có những hành động đi ngược với lời dạy của Chúa, với các giáo huấn của Hôi Thánh, người ta cũng dựa trên một nền tảng luân lý nào đó để an tâm quyết định.

Quả thật, người ta đã nhân danh việc bảo vệ “ ia đình hạnh phúc” mà an nhiên giết người khi ủng hộ phong trào nạo phá thai. Người ta cũng đề cao sự tôn trọng tự do của con người, tôn vinh chủ nghĩa cá nhân để biện mình cho lối sống hưởng thụ, tùy tiện và thác loạn. Theo luật tự nhiên, hôn nhân là cuộc kết hợp giữa một người nam và một người nữ và sinh con cái. Như vậy, bản chất của sự kết hợp hôn nhân đồng tính là sự sai lầm trên nguyên lý, thế nhưng ngày 26 tháng 6 vừa qua, với tỷ số phiếu 5 trên 4, Tối Cao Pháp Viện Mỹ đã công nhận hôn nhân đồng phái là hợp hiến. Khi đi đến một quyết định mà theo ông Roy Moore, chánh án Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Alabama là “ phá hủy sự thiết lập của Thiên Chúa” thì hôn nhân đồng tính thực chất là chỉ muốn “ giải phóng tình dục” và “cho mọi người quyền tự do quyết định mình là nam hay nữ ” . Nghĩa là “ Lương tâm, cá nhân tự xác định tốt xấu một cách độc lập rồi tự quyết định cách hành xử cho phù hợp”, không cần dựa trên những giá trị luân lý đích thực và trường cửu. Nhìn lại quá khứ, nhân loại vẫn chưa quên thảm họa Holocaust, tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với sáu triệu người Do Tháitrong thời gianĐệ Nhị Thế Chiến doPhát–xít Đứcgây ra. .Để tước đi một cách oan uổng sinh mạng, quyền sống của 6 triệu con người, Hitler cũng nhân danh việc phải loại trừ một dân tộc tộc cấp hạ đẳng , cản trở cho sự tiến hóa của con người .

Trong cuộc sống đời thường. người Việt ta có câu: “ Thương nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười” . Khi còn thương nhau thì “ trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng ” thì khi ghét nhau người ta cũng có từng đó lý do để biện mình cho quyết định từ bỏ của mình. Động lực đưa đến quyết định của sự chọn lựa hệ tại là ở lòng người là thế !

Người ta đã thống kê ra được “bảy nguyên nhân xa lìa giáo hội Công Giáo”. Theo đó , người ta lìa bỏ giáo hội vì xung đột gia đình; vì bị tổn thương do Linh mục, tu sĩ hoặc những người lãnh đạo gây nên; vì không cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong các cộng đoàn giáo xứ bởi vì phụng vụ buồn tẻ, bài giảng lạnh nhạt không hồn hoặc nặng tính luân lý; vì cảm thấy thiếu bầu khí thân mật, gần gũi và gắn bó của những người trong cùng họ đạo; vì không thể tuân theo giáo huấn về luân lý của Giáo Hội ; vì không có nền tảng căn bản về tôn giáo,thiếu hiểu biết nên không cố gắng đủ, không tha thiết với đời sống tâm linh. Trong đời sống người Kito hữu, cha Anthony Mello cũng đã chia sẻ : “ Nhiều lần tôi tách riêng ra vì những lý do chính đáng nhất trên đời : Nào là để cải tổ phụng vụ, thay đổi cơ cấu của Giáo Hội, để cập nhật hóa việc nghiên cứu Thánh Kinh và để thích nghi hóa khoa thần học. Sinh hoạt đạo giáo là cách thoát ly khỏi Chúa được tôi ưu thích nhất”. Nếu việc góp ý để canh tân , sửa đổi đường hướng của giáo hội được thực hiện trong tinh thần xây dựng và trong ý hướng tích cực , thì đó luôn là điều tốt , vì đó là điều cần thiết để một cộng đồng, một tập thể được phát triển. Nhưng nếu chỉ nhìn thấy, phê bình những mặt hạn chế và dung đó như một cái cớ , một sự chống đối , không chấp nhận thì đó chỉ là một lý do để biện minh cho sự mà thôi.

Câu chuyện Năm Tu Sĩ trong tác phẩm Như Tiếng Chim Ca của Linh Mục Anthony de Mello, S.J. có thể xem là một minh họa cho những ý tưởng vừa nêu trên như sau:

Vị La-ma ở phương Nam thỉnh cầu vị Đại La-ma ở phương Bắc phái một tu sĩ khôn ngoan và thánh thiện để huấn luyện tập sinh. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, vị Đại La-ma đã phái đi năm tu sĩ thay vì một. Đối với những người muốn biết tại sao, ngài đã nói một cách khó hiểu: “Nếu chỉ có một tu sĩ đến được với vị La-ma ở phương Nam thì là may mắn lắm rồi.”

Năm tu sĩ lên đường được vài ngày, một sứ giả chạy theo và nói: “Vị sư trụ trì làng xã chúng tôi vừa viên tịch. Chúng tôi cần người thay thế.”

Làng đó ở vào một nơi cảnh trí ngoạn mục và bổng lộc vị sư trụ trì lại hậu. Một trong các tu sĩ cảm thấy ưu tư đối với vấn đề mục vụ cho dân làng nên nói: “Tôi sẽ không phải là một Phật tử, nếu tôi không phục vụ những người nầy.”

Vì vậy, thầy đã tách ra khỏi đoàn.

Vài ngày sau, họ tạm trú trong lâu đài của một vì vua có lòng hâm mộ một trong các tu sĩ nên ngài đã phán: “Khanh hãy ở lại đây với trẩm và làm phò mã. Khi trẩm băng hà, khanh sẽ nối ngôi.” Tu sĩ đó đã bị hấp dẫn bởi vẻ hào nhoáng của ngai vàng nên nói: “Có cách nào tốt hơn để ảnh hưởng dân nước nầy cho bằng lên ngôi hoàng đế? Tôi sẽ không phải là một Phật tử, nếu tôi không nhân cơ hội nầy để hoằng dương đạo pháp.”

Thầy cũng tách ra khỏi đoàn.

Một đêm kia, ở trong một vùng đồi núi, họ tới một chòi tranh lẻ loi mà chỉ có mỗi một cô gái trẻ đẹp tiếp đón họ và cảm ơn Trời Phật đã cho họ có mặt. Cha mẹ của cô vừa bị bọn cướp ở trên xuống giết chết, còn lại một mình cô sống trong phập phồng lo sợ.

Ngày hôm sau, khi đến giờ chia tay, một tu sĩ tuyên bố: “Tôi sẽ ở lại nơi đây. Tôi sẽ không phải là một Phật tử, nếu tôi không có lòng trắc ẩn đối với cô gái nầy.”

Hai vị tu sĩ còn lại cuối cùng đã tới một làng Phật giáo và cảm thấy đau lòng khi khám phá ra rằng dân làng đã hoàn toàn bỏ đạo dưới ảnh hưởng của một thần học gia Ấn Độ. Một tu sĩ nói: “Tôi mang nợ đối với những người nầy và đối với chính Đức Phật Tổ nên tôi phải đem họ trở về với đạo pháp.”

Cuối cùng tu sĩ thứ năm đã tới được với vị La-ma ở phương Nam.

Như vậy có bốn trong năm vị tu sĩ được vị La-ma ở Phương Bắc cử đi đã lìa bỏ ý định ban đầu của mình là đến gặp vị La-ma ở Phương Nam để tham dự việc huấn luyện tập sinh. Tuy nhiên mỗi người trong số bốn người đó đều tự trang bị cho mình những lý do rất chính đáng, hợp lý . Và chúng ta ai cũng dễ dàng nhận ra động lực chính thúc đẩy họ rời xa lý tưởng dấn thân vì Đạo của mình đó chính là những đam mê, những dục vọng của cá nhân.

“ Theo Chúa là dám chọn Thánh Giá …” Vâng lạy Chúa ! Trên bước đường theo Ngài, nguyện xin Thánh Thần luôn soi rọi và gìn giữ để chúng con luôn sáng suốt nhận ra những ngụy tạo, những ảo ảnh của những quyến rũ của thế gian đang ẩn tàng trong những lý do mà chúng con muốn chọn lựa. Amen.

Điền Phương Thảo

Exit mobile version