Cha mẹ “dám” kêu mời con cái đáp tiếng Chúa gọi

Xin giới thiệu huấn từ của Đức Cha về đề tài ”Dám” loan báo và sống Phúc Âm nơi gia đình lồng khung trong bối cảnh Cha Mẹ ”dám” kêu mời con cái đáp lại Tiếng Chúa trong bất cứ ơn gọi nào:
– lập gia đình hoặc dâng hiến cuộc đời trở thành Linh Mục, tu sĩ.

* ”Dám” mời gọi con cái thành lập gia đình, sống đời hôn nhân.

Hôn nhân ngày nay gặp khủng hoảng, mọi người đều biết như thế. Có quá nhiều thất bại, đổ vỡ. Nhưng phải chăng đó là lý do khiến cho giới trẻ ”lửng-lơ lơ-lửng” không dám chính thức thành hôn??? Tôi không nắm vững con số thống kê, chỉ biết rằng, ngày nay có một số không nhỏ các bạn trẻ – thuộc đủ mọi môi trường – chung sống một thời gian như vợ chồng, mặc dầu không chính thức lấy nhau. Một số muốn kiểm chứng xem họ có thể chung sống với nhau không, để rồi, nếu mọi sự không trôi chảy, họ sẽ dễ dàng chia tay mà không bị một ràng buộc nào hết! Thật ra đây là một lầm lẫn rất lớn. Những người trẻ này nghĩ rằng mình có thể chọn lựa cách tự do. Nhưng họ không ý thức rằng tự do chọn lựa không hiển nhiên một khi người ta đã chung sống và khi ấy chia tay nhau sẽ trở thành khó khăn. Một số bạn trẻ khác thì quan niệm rằng hôn nhân không cần thiết, không mang lại lợi ích nào. Họ chỉ thấy việc kết hợp của họ giống như một quyết định thuộc riêng về họ mà thôi. Họ không nhìn ra chiều kích gia đình và xã hội của việc họ kết hợp với nhau và của gia đình mà họ thành lập.

Trong cả hai trường hợp trên đây, chúng ta có bổn phận dám loan báo Phúc Âm cho các bạn trẻ khi giúp họ khám phá ra chiều kích cao cả của hôn nhân Công Giáo, giống như một ơn gọi, một tiếng kêu mời từ THIÊN CHÚA.

Sống hôn nhân trong Đức Tin chính là sống hai chiều kích của tình yêu. Đức Chúa GIÊSU KITÔ nhắc nhở điều này khi phối hợp hai giới răn không thể tách rời là mến Chúa và yêu người: ”Con phải yêu mến THIÊN CHÚA con hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn con và con phải yêu người thân cận như chính mình con” (Matthêu 22,37-40). Huấn lệnh này giúp chúng ta hiểu rằng khi yêu THIÊN CHÚA với trọn bản thân, chúng ta sẽ yêu người bạn đời một cách khác, bởi vì, Tình Yêu THIÊN CHÚA tưới gội tình yêu vợ chồng và tình yêu vợ chồng một khi được thần linh hóa như thế sẽ dội lại trên con cái.

Trong bí tích hôn phối, THIÊN CHÚA không chỉ thuần túy là nhân chứng cuộc kết ước dấn thân của đôi vợ chồng, nhưng chính THIÊN CHÚA kết hợp đôi bạn. Và không phải chỉ trong ngày thành hôn, mà dọc dài suốt cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng nữa. Chính THIÊN CHÚA làm cho tình yêu lứa đôi được vững mạnh khi giúp đôi vợ chồng biết luôn luôn mãi mãi tha thứ cho nhau và cùng nhau thắng vượt các khó khăn trong những ngày gian nan khốn khó không thể tránh được. Dĩ nhiên, cũng có thất bại đỗ vỡ, bởi vì THIÊN CHÚA không hành động mà không có sự hợp tác của chúng ta. Nhưng có không biết bao nhiêu cặp vợ chồng Công Giáo, nhờ Đức Tin, đã có thể vượt lên trên các khủng hoảng hôn nhân trầm trọng mà cứ sự thường, tưởng sẽ đi đến chỗ phân ly chia cách vĩnh viễn!

Ngày xưa, người ta không cần nhắc nhở người trẻ phải lãnh phép hôn phối đời và đạo. Hồi ấy gần như đó là chuyện bình thường và là lẽ đương nhiên. Nhưng khung cảnh xã hội ngày nay đổi khác. Vì thế, chúng ta phải dám giải thích cho giới trẻ hiểu thế nào là hôn nhân sống trong Đức Tin Công Giáo và cuộc hôn nhân ấy sẽ mang lại sức mạnh kết hợp cùng suối nguồn hạnh phúc như thế nào.

Đứng trước hiện tượng người trẻ quyết định sống chung mà không kết hôn, chúng ta cần phải gợi lên những yếu tố giúp họ suy tư. Dĩ nhiên là họ đã trưởng thành và chính họ phải quyết định. Nhưng chúng ta vẫn có thể giúp họ suy tư về điều họ muốn làm gì cho cuộc sống của họ, và nhất là giúp họ tránh việc chung sống mà không bao giờ đi đến hôn nhân đích thật, nghĩa là không bao giờ xây dựng một mái ấm gia đình đúng nghĩa.

** ”Dám” mời gọi giới trẻ trở thành Linh Mục hay Tu Sĩ.

Ngày xưa trong các gia đình Công Giáo, đôi khi cha mẹ gọi đích danh một vài người con và khuyên chúng nên đi vào con đường linh mục hoặc tu sĩ. Ngày nay trái lại Cha Mẹ không còn dám gây ảnh hưởng hoặc tìm cách thoái thác khi khẳng định:
– Chính THIÊN CHÚA kêu gọi!
như ngầm ý nói rằng:
– Không phải chúng tôi!

Ngày nay, đôi lúc Cha Mẹ không nói gì đã đành, mà khi một người con trai hoặc con gái bày tỏ ước muốn dâng mình cho Chúa, thì có một số Cha Mẹ – mặc dầu sống đạo chân thành – lại tỏ ra “lơ-lửng” hoặc quyết liệt chống đối! Họ bàn ra và làm cho con cái nản chí bỏ cuộc.

Vậy đâu là vn đề?

Một đàng, họ mong muốn cho xứ đạo có Linh Mục coi sóc, đàng khác, họ lại ngăn cản chính con cái họ trở thành Linh Mục! Phải chăng là họ lo sợ không có kẻ nối dõi tông đường? Rất có thể, khi mà gia đình ngày nay hiếm hoi con cái. Hoặc họ bị dư luận quần chúng đầu độc khi tuyên truyền rằng:
– Độc thân trong Giáo Hội Công Giáo là một xì-căng-đan?
Hay vì thiếu Đức Tin khi nghĩ rằng:
– THIÊN CHÚA không thể ân thưởng bội hậu cho một cuộc sống và ban niềm vui đầy tràn cho người mà Ngài kêu mời tận hiến hoàn toàn?

*** ”Dám” loan báo Phúc Âm – đối với Cha Mẹ – là cầu nguyện cho con cái đáp lại Tiếng Chúa kêu gọi .. là ”dám” tuyên bố mình sung sướng vì có con cái được Chúa kêu gọi và tin rằng con cái sẽ được hạnh phúc thật khi đáp lại Tiếng Chúa. Ngoài ra Cha Mẹ nên kín đáo khích lệ khi nhận ra một người con có ước nguyện dâng mình cho THIÊN CHÚA.

Khi đáp lại Tiếng Chúa kêu gọi và với sự trợ giúp của Chúa, con người luôn tìm được niềm hạnh phúc trong đời sống vợ chồng cũng như trong cuộc sống dâng hiến cho THIÊN CHÚA.

… ”Đng hành đng mà không suy nghĩ, để không phải hối hận về việc mình làm. Đường gồ ghề, con chớ đặt chân, kẻo vấp phải đá. Đường bằng phẳng, con đừng ỷ y. Cả con cái, cũng phải dè chừng. Trong mọi việc làm, hãy biết tự tin, đó cũng là tuân giữ mệnh lệnh. Ai tin tưởng Lề Luật thì gắn bó với lệnh truyền. Kẻ cậy trông THIÊN CHÚA sẽ chẳng hề thua thiệt. Ai kính sợ THIÊN CHÚA sẽ không gặp tai ương, có bị thử thách, họ cũng thoát khỏi. Người khôn thì không ghét bỏ Lề Luật, còn kẻ giả hình giữ Lề Luật thì cũng như con tàu gia phong ba. Người hiểu biết đặt trọn niềm tin nơi Lề Luật. Đối với họ, Lề Luật đáng tin như lời sấm đối với người thỉnh vấn”(Huấn Ca 32,19-24/33,1-3).

(”l’aquitaine”, Bimensuel de L’Archidiocèse de Bordeaux et de Bazas, No 21, Vendredi 2 Décembre 2011, trang 3-4)


Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Exit mobile version