Cha Cavazzola đã cử hành bí tích Rửa tội cho rất nhiều người Nhật, trong số họ có 3 người giờ đây đã vào chủng viện. Hoa trái việc tông đồ của cha không phải là do tài năng của cha, nhưng như cha xác tín đó là đức tin. Một đức tin mà người ta có thể nhận thấy được, ngay cả khi không cảm được bằng lời. Đối với cha chỉ một lời duy nhất để nói về 53 năm truyền giáo của cha ở Nhật Bản đó là “Cám ơn Ngài, lạy Chúa, con phó thác tương lai cho Ngài”.
Ra đi tái sinh trong một thế giới mới
Vào tháng 7 năm 1965, cha Cavazzola bắt đầu hành trình đến Nhật Bản, khởi đầu cho một chặng đường truyền giáo. Cha nói: “Khi tôi đến Nhật Bản tôi được 25 tuổi và trong tôi vẫn còn một não trạng của phương tây. Người Nhật họ hiểu bằng tình cảm và con tim. Tôi đã phải quên đi tất cả những gì tôi đã học trước đây và ‘tái sinh lại trong một thế giới mới’. Tôi cố gắng hội nhập vào thế giới mới này. Trong một thời gian dài tôi tự hỏi liệu tôi có thể học cách nói chuyện với những người này hay không?”
Nhà truyền giáo thi hành sứ vụ qua các hoạt động ở đảo phía bắc của Hokkaido. Tại đây cha Cavazzola dạy tiếng Ý, tiếng Anh và Piano. Cha rất say mê các điệu vũ của dân tộc này. Cha đã cử hành bí tích Rửa tội cho rất nhiều người, trong số họ có ba người đã quyết định chọn con đường Chủng viện. Cha nói: “Tôi luôn nhớ các chủng sinh này trong lời cầu nguyện của tôi”.
Là hiệu trưởng của một trường mẫu giáo cha có cơ hội biết nhiều gia đình. Với những trải nghiệm này cha đã tập hợp lại và viết thành 5 cuốn sách. Một điều làm cha xúc động nhất đó trường hợp của những người nghiện rượu vô danh. Cha cùng với các cộng tác viên cung cấp cho những người này các cơ sở để họ có thể gặp nhau hai lần một tuần, từ 7 giờ đến 8 giờ rưỡi.
Hoa trái truyền giáo
Cha nói rằng thời gian trước đây có một người Ainu, thuộc dân tộc thiểu số của Nhật. Rượu đã làm cho anh thấy rằng ngoài rượu ra mọi thứ khác không tồn tại trên thế gian này. Đôi khi anh tưởng tượng những ngọn đèn đường đang theo dõi anh như Đức Quốc Xã. Trong sự rối loạn và khủng hoảng này anh đến bệnh viện để điều trị. Tại đây anh được khuyên nên đi đến các buổi hội họp nơi nhà thờ. Nhờ sự giúp đỡ của nhóm những người đã từng nghiện rượu vô danh anh đã được giải thoát khỏi những cơn ghiền rượu; và rồi anh ý thức về cuộc sống của mình và đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống. Anh đã tìm được câu trả lời trong Kinh Thánh, một món qua anh nhận được từ vị thừa sai. Cha còn kể lạ một kỷ niệm đẹp, dễ thương khi làm việc với các trẻ em: “Một lần các em nhìn trực tiếp vào tôi và hỏi rằng cha có thích khuôn mặt của cha không? Một chút tinh nghịch tôi hỏi lại các em ‘Vậy em có thích khuôn mặt của mình không?’ Tất cả các em đều mỉm cười và trả lời ‘Dạ có, bởi vì khuôn mặt này mẹ của con và Thiên Chúa tốt lành đã tạo nên’. Và cha kết luận: “chúng ta có thể học rất nhiều điều từ các trẻ em”.
Trong 53 năm phục vụ, cha Cavazzola đã tiếp xúc một số bạn trẻ gặp khó khăn, trong số họ có 3 thiếu nữ mắc một chứng bệnh sợ nơi vắng vẻ, trống vắng và vì không thể tìm ra lối thoát cho mình có người đã tìm cách tự vẫn nhiều lần. Qua bác sĩ điều trị cho họ Cavazzola tìm cách gặp gỡ và giúp đỡ họ. Sau ba năm trở lại gặp họ, Cavazzola được biết cả ba đã trở lại cuộc sống bình thường, kết hôn và có con. Cha nói ngay cả khi các thiếu nữ này không lãnh nhận bí tích Rửa tội, nhưng họ rất tôn trọng Giáo hội vì họ đã nhận được một cách nhưng không sự giúp đỡ của Giáo hội.
Điểm thu hút mọi người đến với nhà truyền giáo đó là đức tin, một niềm xác tín có thể nhận ra ngay cả khi cha không thể giao tiếp trôi chảy tiếng Nhật với họ. Một mẫu gương giúp cha Cavazzola vượt qua được rào cản ngôn ngữ đó là cha biết trước cha có một nhà truyền giáo không có thể nói được tiếng Nhật. Mỗi tuần ngài dạy giáo lý cho một người mà ngài muốn rửa tội cho người này. Một lần, tại bữa tiệc mừng được gia nhập đạo Công giáo, người đàn ông đã được rửa tội nói: “Con cám ơn cha về một năm qua cha đã dành cho con, nhưng con phải nói với cha rằng con không hiểu tất cả những gì cha nói. Nhưng cha an tâm, con thấy rằng cha nói với tất cả niềm xác tín”. Và cha Cavazzola nói: “Tôi có thể nói tiếng Nhật tốt hơn vị linh mục đó nhưng cũng giống như vậy: đức tin được thông truyền nếu người ta nhìn thấy được. Đoạn Tin Mừng yêu thích của tôi là ‘Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó’, bởi vì họ không tin tưởng vào sức mạnh của mình nhưng cầu xin sức mạnh từ nơi Chúa. Sức mạnh rao giảng Tin Mừng không ở trong tôi nhưng Thiên Chúa làm việc qua tôi”
Ngọc Yến
(VaticanNews 12.10.2018)