- Cầu Nguyện nghĩa là làm sao?
Cầu nguyện là chuyện vãn với Thiên chúa bằng trí khôn, bằng tâm tình và thường cả tiếng nói nữa. Chúa Giêsu nói: “Hãy đến với Ta, hết thảy những ai gánh nặng và khó nhọc, Ta sẽ cho nghỉ ngơi lại sức.” - Tại sao chúng ta phải cầu nguyện?
– Ðể thờ phượng, ngợi khen Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta.
– Ðể cám ơn Chúa về những ơn lành Chúa đã ban cho ta.
– Ðể xin Người tha thứ tội lỗi cho ta đền bù những tội ta đã xúc phạm tới Chúa.
– Ðể xin Người chúc lành và ban cho ta những ơn cần. - Ta phải cầu nguyện làm sao?
Ta phải cầu nguyện với lòng tin phó thác vào lòng từ bi và thương yêu của Thiên Chúa; ta phải cầu nguyện với lòng khiêm nhường nhận biết Thiên Chúa là Ðấng nào và ta bé nhỏ lam sao; ta phải cầu nguyện với lòng sốt sắng và kiên trì. - Ta phải cầu nguyện cho ai?
Ta phải cầu nguyện cho chính mình, cho gia đình, cho bà con thân thuộc, bạn bè và những người khác nữa, cho Ðức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các Linh Mục, các tu sĩ cho các nhà lãng đạo, chính quyền, các quan án và các viên chức lo công việc chung, cho các linh hồn, cho những người chưa tin Chúa và cho cả kẻ thù của ta nữa.
****************************
CÁCH TẬP TRUNG CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên tới Chúa, là tâm sự với Ngài, bày tỏ nỗi lòng mình với Ngài. Chúng ta cầu nguyện với ý ngay lành, nhưng đôi khi chúng ta khó tập trung! Đây là 6 cách giúp chúng ta tập trung khi cầu nguyện:
1. DỰ ĐỊNH
Khi bạn cần viết ra những gì cần nói, điều này sẽ giúp bạn có ý tưởng về ý cầu nguyện. Hãy nhớ lại những điều xảy ra trong ngày và các sự kiện, hoặc viết ý cầu nguyện về các dự định của mình.
2. DÙNG KINH NGUYỆN CÓ SẴN
Khi các môn đệ hỏi Thầy Giêsu về cách cầu nguyện, Ngài đã dạy họ Kinh Lạy Cha. Các kinh nguyện được soạn sẵn giúp bạn có ý tưởng cầu nguyện, nếu bạn không biết cầu nguyện. Các kinh nguyện đó thường được lấy ý từ Kinh Thánh hoặc do lòng sùng kính. Nếu bạn cần cá nhân hóa lời cầu, bạn vẫn có thể “điều chỉnh” lời kinh cho phù hợp hoàn cảnh riêng của bạn.
3. ĐỪNG NGÁI NGỦ
Cầu nguyện trước khi ngủ là điều bình thường hằng ngày nhưng lại rất quan trọng. Đó là cách tốt để bạn kết thúc một ngày và tạ ơn Chúa. Tuy nhiên, hãy cố gắng cầu nguyện chân thành chứ đừng ngái ngủ rồi cầu nguyện cho xong lần. Bạn có thể cầu nguyện bất kỳ lúc nào, dù là nửa đêm, nhưng đừng đợi đến lúc mắt sụp xuống rồi với vội vàng cầu nguyện hoặc đọc kinh!
4. ĐỌC KINH THÁNH
Cố gắng đọc Kinh Thánh trước khi cầu nguyện, đặc biệt là các đoạn Kinh Thánh nói về việc cầu nguyện như Pl 4:6, Rm 8:26, hoặc Ep 6:18. Kinh Thánh sẽ nhắc bạn về lý do bạn phải ưu tiên việc cầu nguyện và kích thích bạn vui cầu nguyện.
5. TÌM NƠI TĨNH LẶNG
Chúa Giêsu đã vào hoang địa để tập trung cầu nguyện: “Tiếng đồn về Người ngày càng lan rộng; đám đông lũ lượt tuôn đến để nghe Người và để được chữa bệnh. Nhưng Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện” (Lc 5:15-16). Hãy tìm nơi tĩnh lặng để tránh chia trí, để có thể chỉ tập trung vào Chúa khi cầu nguyện.
6. THOẢI MÁI
Trong cuốn “Những Hạt Giống Chiêm Niệm” (New Seeds of Contemplation), tác giả Thomas Merton viết: “Nếu bạn chưa bao giờ bị chia trí thì bạn chưa biết cách cầu nguyện”. Chúng ta khó tập trung cầu nguyện được 100%, vì cũng như mọi thứ khác, phát triển đời sống cầu nguyện là một quá trình, cần có thời gian. Hãy hít sâu và nhận biết rằng ý muốn nói chuyện với Chúa phải làm đẹp lòng Ngài.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)