Và theo số liệu mới nhất, ít nhất 12 triệu người sống trong điều kiện vô cùng khốn khổ cùng cực. Một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có kể từ Thế chiến thứ hai, mà những người phụ trách Caritas của địa phương đang cố gắng giải quyết, mang lại sự viện trợ và an ủi cho họ tất cả những gì có thể. Kế hoạch trước tiên là giải quyết khẩn cấp về y tế và nhà ở: khoảng sáu triệu người đã bị buộc phải rời khỏi nhà của họ và tìm nơi ẩn náu hoặc trú ẩn tại một trong những nơi trú ẩn nằm rải rác khắp đất nước. Một nửa trong số này nằm trong những khu vực khó tiếp cận. Trong số những người điều hành tổ chức từ thiện Caritas Công giáo có một số người cũng ra đi với họ.
Tuy nhiên giữa những đau khổ cùng cực đó người ta biết được một số câu chuyện về nạn nhân của cuộc xung đột, những người trong thời điểm đen tối nhất đã khám pháđược ánh sáng của sự liên đới và hỗ trợ. Đó chính là sự giúp đỡ của các chuyên gia và các tình nguyện viên Caritas hoạt động trong các trại tập trung.
Rabee Zarife 15 tuổi đã chuyển đến trung tâm thành phố Damasco, cùng với gia đình, khi bạo lực ở làng của em ở ngoại ô thủ đô nổ ra. Người cha qua đời khi một tên lửa rơi vào kho mà họ sở hữu; em đã cố gắng để cứu mình, nhưng em đã mất cả hai chân trong cuộc tấn công. Em kể: “Em nằm trên mặt đất và cảm thấy một cơn đau dữ dội, em không thể hiểu những gì đã xảy ra với em”. Trong một khoảnh khắc, trái tim em ngừng đập và những người bên cạnh em tin rằng em đã chết. Em nhớ lại: “Một y tá đã phủ mặt em, nhưng nhận thấy một cử động nhẹ của bàn tay em. Họ đã mát xa tim bằng máy khử rung tim và em đã sống lại”. Một nhóm các nhà hoạt động của Caritas gặp Rabee trong bệnh viện, ở Damasco, ngay sau tai nạn và bắt đầu một chương trình viện trợ cho em và gia đình: thực phẩm, quần áo, chăm sóc y tế và hỗ trợ tâm lý. Thêm vào đó là xe lăn, nạng, chân giả – cho phép em có thể phục hồi lại theo một cách khác, để có thể di chuyển và bước đi. Người mẹ kể: «Một năm trước con tôi giống như một đứa trẻ, “bò và theo tôi” đến căn hộ. Nó làm trái tim tôi tan nát, khi tôi nhìn thấy nó không có chân. Tôi không thể diễn tả niềm vui khi tôi nhìn thấy con tôi đứng lên được nhờ những dụng cụ giả, tìm được một cách thức tự lập mới».
Tỷ lệ đói nghèo trong những năm xung đột này đã tăng lên; ngày nay khoảng sáu trên mười người Siria sống trong điều kiện khốn khổ và thậm chí không có tiền để mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm. Một trong số đó là Nessrine, người sống ở Hassakeh, ở phía đông bắc của đất nước. Người phụ nữ không thể mua sữa bột để nuôi sống hai đứa con sinh đôi. Sức khoẻ của những đứa trẻ đã trở nên tồi tệ hơn và người mẹ bắt đầu tuyệt vọng. Cô nhớ lại: “Tiếng khóc của các trẻ em vì đói, người ta cảm thấy trong tất cả các khu phố”. Lời than vãn của những người yếu đuối làm cho người ta cảm thấy thật mệt mõi. Tổ chức Kitô giáo địa phương đã bắt đầu cung cấp cho người phụ nữ sữa phù hợp với sự phát triển của trẻ em, với sự dự trữ cơ bản hàng tháng. Gần đây, một nhóm các bác sĩ đến thăm con của họ và nhận thấy rằng họ có sức khoẻ tốt. Nessrine nhấn mạnh: “Nếu không có sự giúp đỡ này, tôi đã mất các con hoặc tôi phải trả nợ để nuôi sống các con”.
Khaled 45 tuổi, xuất thân từ Aleppo, nhưng ông đã trốn thoát trong thời kỳ tối tăm nhất của thành phố phía bắc, tâm điểm dài của cuộc xung đột, tìm nơi ẩn náu cùng với gia đình ở một huyện nghèo của Lattakia, một thị trấn ven biển dưới sự kiểm soát của chính phủ. Ông giải thích: “Chúng tôi đã phải chạy trốn khỏi Aleppo bởi vì tình hình rất khó khăn. Ở Lattakia, chúng tôi đã gặp những tình trạng tâm lý khủng khiếp, với các vấn đề về sức khoẻ và tài chính; và chúng tôi không có nơi trú ngụ nào khác ngoài một phòng nhỏ, dưới cầu thang của một tòa nhà. Thật không may, một cửa sổ nhỏ để cho chúng tôi một chút không khí hoặc ánh sáng trong ngày thậm chí ông cũng không có “. Caritas đã giúp gia đình này bằng cách đóng góp vào việc trả tiền thuê căn hộ lớn và khang trang hơn, trong một khu vực an toàn và nơi họ có thể tận hưởng ánh sáng ban ngày. Khaled kết luận: “Họ là ánh sáng, họ đã bước vào cuộc sống của chúng tôi các nhân viên của Caritas “.
Abu Malek, 75 tuổi, sống trong lều với vợ và họ đang phải đấu tranh để được chăm sóc y tế. Họ giải thích: “Chúng tôi lớn tuổi và mỗi tháng chúng tôi cần thuốc, nhưng đó là một việc làm khó khăn vì chúng tôi còn phải đấu tranh để bòn góp thức ăn hàng ngày”. Các nhà hoạt động Công giáo đã đưa ông vào trong một chương trình hỗ trợ chăm sóc y tế, cung cấp cho các nhu cầu cơ bản. Ông nhấn mạnh: “Tôi không biết làm thế nào để cảm ơn họ, bây giờ chúng tôi không phải lo lắng về bất cứ điều gì”.
Số nạn nhân của cuộc xung đột tàn phá này tiếp tục phát triển cùng với thời gian. Ban điều hành Caritas nhấn mạnh: “Mặc dù con số các nạn nhân gia tăng nhưng đối với chúng tôi các nạn nhân không phải là con số, họ là những gương mặt, chính vì thế chúng tôi phải trợ giúp họ với tất cả khả năng của chúng tôi để giữa bóng tối của bạo lực họ tìm được ánh sáng của niềm hy vọng và tình liên đối của Kitô giáo”.(Asia news 22/03/2018)
Ngọc Yến
(RadioVaticana 06.04.2018)