Các bí tích trong sách giáo lý của Giáo hội Công giáo

Tháng 9, 1992, cuốn Giáo lý của Giáo hộiCông giáo đã ra mắt công chúng trong nguyên bảntiếng Pháp, và ngay sau đó, đã được phổ biến hếtsức nhanh chóng rộng rãi. Tiếp liền sau đợt phát hànhđó, các bản dịch Cuốn Giáo lý mới (CGLM)đã được xuất bản trong nhiều thứ tiếng khác; nhưngvì gặp phải nhiều khó khăn kỹ thuật, nên bảndịch tiếng Anh phải chờ cho đến mùa thu năm 1994mới chào đời được, tại một nhà xuất bản ởbên Dublin (Ailen). Tháng 6, 1993, Vaticanô đã thànhlập một Ủy ban đặc trách công tác biên soạn một vănbản Latinh cho CGLM mới, làm văn liệu chuẩnđích chính thức, cho dù trong thực tế bản viết bằngtiếng Pháp mới chính là nguyên bản. Công tác dịchthuật ra tiếng Latinh là một việc làm khó khăn, đòinhiều công sức, và theo dự trù thì khó mà hoànthành sớm hơn được trước cuối năm 1995.

Rồi chi cũng còn có chuyện nới thêm công trình biênsoạn rộng ra nhiều hơn, và nếu thế, thì kỳ hạn xuấtbản cũng phải dời lui chậm muộn hơn nữa.Quả thế, tạp chí Ý Trenta giorni (Ba mươi ngày),thuộc giới thân cận đức hồng y Ratzinger, trong số báo thánggiêng 1996, đã tiết lộ cho biết là việc biên soạnvăn bản Latinh sẽ thực hiện một số điểm sửa đổi hoặc chỉnh lý nhằm bổ túc cho nguyên bản. Dựa vàonhững nhận xét của các giám mục và các thầnhọc gia, các thành viên trong Ủy ban đặc trách côngtác biên soạn, cùng với một số nhân viên của giáotriều Rôma, sẽ đề xuất một văn bản “đã đượcxem lại và sửa chữa” của cuốn CGLMra mắt hồi cuối năm 1992. Căn cứ theo nguồn tin được coi làrất chính xác, tác giả bài viết đăng trong tạp chínói trên, cho biết là “Ủy ban của Vaticanôhiện chưa quyết định để xem sẽ chọn những nhận xétnào trong các ý kiến đã thâu thập được.”

Thế nên, thiết tưởng đây đúng là lúc thích hợp đểđưa ra một vài đề nghị theo chiều hướng nói trên. Từ20 năm nay và cả bây giờ, đã và đang dạythần học bí tích tại Rôma, rồi suốt trong hai năm qua cũngđã từng đọc đi đọc lại nhiều lần Phần II trong CGLM,bàn về Việc cử hành mầu nhiệm kitô, vàđã lấy phần này làm đề tài không nhữngcho giáo trình của khoa mình dạy, mà còn cho nhiềukhóa hội thảo dành cho các sinh viên tha thiết đốivới chủ đề, tác giả bài viết này cảmthấy là không thể bỏ lỡ cơ hội mà không nóilên suy tư của mình đối với cách thức CGLM trìnhbày về các bí tích, một lối trình bày vén mở chothấy nhiều tiềm năng phong phú, nhưng đồng thời cũngđể lộ nhiều khiếm khuyết và giới hạn cần xét lại, cũngnhư không thể bỏ qua mà không đề nghị một số ý kiếntu chính cho đợt tái bản sắp tới đã được dự trù.

I. TỪ KẾ HOẠCH BÍ TÍCH CHO TỚIBẢY BÍ TÍCH TRONG GIÁO HỘI

Tiếp theo sau Phần I bàn về Thái độ tuyên xưng đứctin, trong Phần II, CGLMđã dành cảchú tâm để suy tư về Việc cử hành mầu nhiệm kitô.Phần II này dĩ nhiên là được chia thành hai phânđoạn với các đề mục như sau: kế hoạch bí tích, và việchọc hỏi về bảy bí tích cũng như về các á bí tíchvà nghi thức an táng.

1. Kế hoạch bí tích

Trước hết, xin lưu ý đến các thuật ngữ được sử dụngtrong văn bản CGLM.Thay vì dùng từngữ “Các bí tích nói chung” như xưa nay thần họcvẫn thường dùng, thì CGLM đã dùngthuật ngữ đến “Kế hoạch bí tích,” theo đườnghướng mà từ 15-20 năm nay một dạng thần học chủtrương tìm về với gốc rễ Kinh Thánh, đã đề ra; dùngđến từ “kế hoạch” như thế, tất có ý nêu cho thấylà đời sống bí tích nằm ngay ở giữa lòng“kế hoạch cứu độ.” Cũng như từ đầu đãcó một kế hoạch cứu độ, tức là phương án Thiên Chúađề xuất nhằm cứu độ loài người, thì cũng thế,kể từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, đã có mộtkế hoạch bí tích có sức năng kéo dài lịch sử cứuđộ mà cùng lúc lại hòa nhập vào trong lịchsử ấy. Như thế, tính chất năng động của các bí tíchđược nêu bật, tức là muốn cho thấy rằng chúng đãđược thiết lập nhằm biến đổi con người, hay nói cho đúnghơn, để giải phóng và thần hóa con người.

Ðặt xong tựa đề cho phân đoạn, là CGLM tiến ngaylên đến bình diện suy tư cao thẳm hơn để giới thiệu về phụngvụ, đặc biệt là việc cử hành các bí tích, coiđó là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi lẽ,để cử hành các bí tích, thì Thiên Chúa Cha, Ðức Kitôvà Thánh Linh đều phải ra tay hành động: mọi bítích, từ phép rửa tội cho đến bí tích xức dầu cho bệnhnhân, đều được thông ban “nhân danh Cha và Con, vàThánh Thần.” Trước khi hướng nhìn về con người lãnhnhận bí tích, CGLM đã bỡ ngỡ hướng nhìn lêncác Vị thông ban các bí tích, những tác nhân chính củacác bí tích, là: Thiên Chúa Cha, Ðức Kitô và ThánhLinh.

CGLM đã dành một trong những trang viếtđẹp nhất cho Thiên Chúa Cha, là cội nguồn và làcùng đích của mọi thể dạng phụng vụ cũng như củamọi kế hoạch bí tích: một trang viết đầy thần hứng, giớithiệu toàn bộ công trình của Ngôi Cha như là “mộtphúc lành vô bờ Thiên Chúa ban.”

Sau phần suy tư thực sự mới mẻ này về công trình bítích hiểu theo nghĩa là một phúc lành, CGLM trởlại với lối diễn đạt cổ điển —ít nhất là thườngđược dùng kể từ sau công đồng Vaticanô II —đểgiải thích rằng Ðức Kitô phục sinh chính là Ðấng hiệnđang hoạt động ở trong phụng vụ và các bí tích. Chẳnghạn như câu văn sau đây —thật xinh xắn mà cũngthật bí nhiệm —đọc thấy ở trong số 1085: “Mầunhiệm vượt qua của Ðức Kitô… thông phần vào tínhchất vĩnh viễn của Thiên Chúa, vượt lên trên mọithời đại, và được hiện diện hóa ở giữa mọithời đại.” Vì thế,CGLM nhấn mạnh nóirằng hết thảy các bí tích đều là những bước nốidài của mầu nhiệm vượt qua, và đều là nhữnghành động ứng dụng mầu nhiệm ấy, bởi vì Ðấng họatđộng trong các bí tích, chính là Ðức Kitô đã chịu chếtvà đã sống lại, là Ðấng “đang ngồi bên hữuThiên Chúa Cha” (số 1084), hay “đang ngự bên hữucủa Thiên Chúa” (số 1090).

Ngược lại, một lần nữa và quả là chí lý CGLM đã đề xuất thêm một sáng kiến mới qua việcdành đến bốn trang trọn để bàn về tác động củaThánh Thần (và của Giáo hội là thực thể gắnliền với tác động ấy một cách không thể tách rời được)ở trong phụng vụ và các bí tích. Nếu CGLM đãdành bốn trang trọn để bàn về Thánh Thần —trongkhi đó, cũng trong chủ đề phụng vụ– bí tích, CGLM chỉ dành có một trang, dù là tuyệt hay, để đềcập đến Thiên Chúa Cha, và hai trang để viết về Ðức Kitôthì chính là vì Giáo hội tây phương cảm thấy cầnphải tranh thủ thời gian để đi cho kịp đà tiếntrong lãnh vực này: từ thời Trung cổ trởvề sau, Giáo hội làm như mắc phải chứng hay bẵng quênmất Thánh Thần: có nhớ thì hầu như chỉ nhớ đến trong ngàychịu phép Thêm sức, mà không nhớ rằng Ngài đóng giữvai trò then chốt trong các bí tích. Rất may là CGLM đã bổ khuyết cho điểm thiếu sót to lớn ấy.

Không thể đọc và bình giải hết cả bốn trang đầythần hứng này ở đây được, nên chỉ xin nêu lên sauđây một vài công thức mới mẻ được CGLM dùngđến, và có sức động viên những ai trong giới thầnhọc gia cũng như tín hữu, biết lưu tâm để ý:

Trong phụng vụ, Thánh Thần là thầy giáo huấn đứctin cho dân Chúa (số 1091).

Thánh Thần là tác giả làm nên những“kiệt tác của Thiên Chúa,” là các bí tích (số1091).

Ước vọng và công trình của Thánh Thần ởgiữa lòng Giáo hội, là làm cho chúng ta sốngthực chính sự sống của Ðức Kitô phục sinh (số 1091).

Phụng vụ trong Lễ tạ ơn và các bí tích khác,chính là cuộc tưởng niệm mầu nhiệm cứu độ. ThánhThần là “ký ức sống động của Giáo hội” —như Ga 14,26 đã nói rõ: “Thánh Thần sẽ làmcho anh em nhớ lại tất cả những gì Thầy đã nóivới anh em” (số 1099).

Trong phụng vụ, là Ðấng thức tỉnh ký ức củaGiáo hội, Thánh Thần cũng là Ðấng khơi dậy tâm tìnhtạ ơn và tán tụng (số 1103).

Epiclesis, tức là kinh khẩn cầu Thiên ChúaCha phái gửi Thần Khí thánh hóa của Ngài đến, luôn có mặt ở giữa lòng của mọi nghi thứccử hành bí tích (số 1106).

Việc khẳng định cương quyết như thế —và nếu có lưuý về sự kiện đó thì không phải là chuyện thừatất sẽ cho phép dự kiến về đường hướng nhậnthức đối với một số bí tích: ngay cả sau công đồng VaticanôII, Sách Nghi thức hôn phối cũng không đề cập gì đếnThánh Thần; phải đợi cho đến lần tái bản bằng tiếngLatinh ấn hành năm 1991, mới đọc thấy được một lờikinh ngăn ngắn khẩn cầu Thánh Linh; Sách Nghi thức hôn phốitrong các thứ tiếng khác vẫn còn chưa biết đến lờikinh ngắn này. Trong bí tích cáo giải, việc đặt taylà hành động đáng lẽ ra phải đi kèmtheo với lời kinh giải tội —cũng bị quên lãng,không thấy có. Và sau này, khi bàn về các bí tích,chính CGLM cũng thường lãng quên, khôngnhắc gì đến những điều đã nói về kinh khẩn cầu ThánhLinh.

Hoa trái của Thánh Thần ban qua phụng vụ và cácbí tích, là được thông hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa vàcùng lúc, với cộng đoàn huynh đệ (số 1108).

Vậy, thái độ chú tâm đăm nhìn về Ba Ngôi Thiên Chúa đanghoạt động trong các bí tích, chính là điểm đổi mới đầutiên và cơ bản mà CGLM đã mang lại.Từ nay, các trẻ em học giáo lý theo CGLM 1992,sẽ thấu biết rằng hết thảy mọi bí tích, ngay cảnhững bí tích cử hành một cách hoàn toànthầm kín, thì đều tiến hành qua hoạt động của ChúaCha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và mỗi bí tíchmột cách, đều làm cho chúng ta tham dự vào sự sốngnhiệm mầu cùng vô biên của Ba Ngôi chí thánh.

Ðâm rễ sâu vào trong truyền thống Giáo hội, vàphục hồi tốt đẹp được nhiều yếu tố đã từng bị lãngquên, công trình suy tư như thế về kế hoạch bí tích chi rồicũng sẽ đâm hoa kết trái với những thành quảhết sức tích cực. Và thế là một phương pháp mới mẽđã được cổ vũ và sắp sẵn cho việc nghiên cứuvề các bí tích. Tuy nhiên, còn cần phải xác minh xemnhững đường hướng đề ra trong phân đoạn một nàycó được thực sự áp dụng vào trong phân đoạn hai hay không.Có thực sự có một đà liên tục và một mối nhấtquán giữa các nguyên tắc tốt đẹp đề ra trên đây, vàviệc áp dụng chúng vào trong trường hợp của từngbí tích, cũng như vào trong đời sống bí tích củacác kitô hữu và của các cộng đoàn kitô haykhông?

2. Bảy bí tích của Giáo hội

Trước hết, xin nêu lên một vài nhận xét về đề cươngvà phương pháp dùng đến trong phân đoạn (II) này.Trong khi Hiến chế về Phụng vụ của công đồng VaticanôII dành một chương riêng cho “mầu nhiệm Thánh Thể”và chương tiếp đó cho “các bí tích khác,” làmnhư có một siêu bí tích, còn sáu bí tích kia chỉ lànhữnh bí tích thứ yếu; thì CGLM lại liệt kê theothứ tự thời gian diễn tiến tự nhiên của các bítích: Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể —ba bí tích khai tâm kitô giáo; trong số đó, Thánh Thể cũngđã được CGLM dành một chỗ đứng đặcbiệt nổi bật, và được gọi là “bí tích củacác bí tích” (số 1330); —rồi đến các bí tích Cáo giảivà Xức dầu —là hai bí tích điều trị —cuối cùng là các bí tích Chức thánh và Hôn phốiđã được xếp chung dưới cùng một tiêu đề hơilạ, là “bí tích dịch vụ hiệp thông,” xét ra còncó thể hiểu được đối với trường hợp bí tích Chức thánh,nhưng đối với bí tích Hôn phối, thì cần phải có nhiềuthiện chí hay cần phải giải thích cho rõ hơn, mayra mới hiểu nổi.

Tất cả và mỗi bí tích đều được trình bày theocùng một sơ đồ hay đề cương nhất định, thường gồm sáucâu hỏi như sau:

1. Bí tích này được gọi bằng tên gì? Phần trả lờicho biết về các danh xưng khác nhau, được dùng ở bênÐông phương hay bên Tây phương, để đặt tên cho bí tích ấy:các danh xưng khác nhau như thế làm cho nổi bật nhữngkhía cạnh khác nhau của bí tích.

2. Chỗ đứng của bí tích này ở trong kế hoạchcứu độ. Phần trả lời nêu cho thấy những hình ảnhtrong Cựu Ước chỉ về bí tích ấy, mối quan hệ nó có đối vớicuộc sống và hoạt động của Ðức Giêsu, cũng nhưchỗ đứng của các bí tích ở trong đời sống củaGiáo hội.

3. Bí tích này được cử hành như thế nào? Phầntrả lời giải thích cho biết về nghi thức phụngvụ của bí tích, và thường thì có một vài suytư đi kèm theo để giúp nhận định về những hình thứckhác nhau trong cách cử hành bí tích.

4. Ai có thể lãnh nhận bí tích này? Tức là cóthể làm chủ thể của bí tích.

5. Ai có thể ban bí tích này? Tức là bàn đến vấnđề thừa tác viên: một vấn đề phức tạp hơn là ngườita thường tưởng.

6. Những hiệu quả, hay đúng hơn, ân sủng bí tíchnày mang lại.

Cách trình bày dựa theo đề cương trên đây có hai điểmlợi: một đàng là giúp cho có được cơ hội nghiên cứuhành động bí tích theo viễn cảnh Kinh Thánh, bằngcách đọc lại toàn bộ kế hoạch cứu độ, là cội nguồnxuất phát của kế hoạch bí tích; và đàng khác làchỉ giới thiệu về thần học và quy cách của bí tích,tức là nói về chủ thể, thừa tác viên vàhiệu quả — 19 sau khi đã trình bày về thể thứccử hành bí tích. Nói cách khác, thần học căn cứ theophụng vụ; lex credendi dựa vào lex orandi hay lex celebrandi. Không có chuyện: một bên là nềnthần học về bí tích Rửa tội hay Thánh Thể, được các nhàthần học thông thái soạn thảo ra, và bên kia làquy cách thực hành bí tích, mà có may mắn lắm thì đượcxếp vào hàng các sinh hoạt mục vụ. Cả Sách Lễlẫn Sách Nghi thức đều được trưng dẫn như là nhữngnguồn liệu của giáo lý và thần học. Sơ đồ dựa theosáu điểm như thế không phải là một thứ khuôn mẫungay đơ cứng nhắc. CGLM đã không áp dụng nómột cách tuyệt đối và nhất luật cho tất cả các bítích. Quả vậy, ai cũng thừa biết là giữabảy bí tích, hễ có bao nhiêu điểm giống nhau, thì cũngcó bấy nhiêu điểm khác nhau, và rằng cứ cố dùngnhững phương cách phân tích như nhau để cùng đồng loạtnghiên cứu về mọi bí tích, là một việc làm nguy hiểmvà có tính cách giản lược: thần học kinh viện đãtừng bị lâm vào thế lúng túng khi muốn áp dụng chohết cả bảy bí tích, các thứ phạm trù chấtthểmô thức, là những phạm trùkhông chút thích đáng đối với Hôn phối và Cáo giải,và đã bị CGLM sáng suốt can đảm gạt bỏhoàn toàn.

Thế nên, tuy vẫn giữ sáu câu hỏi cơ bản, CGLMđã không ngần ngại dựa theo bản chất của mỗibí tích mà ghi thêm những nhận định bổ túc xét thấyhợp lý, chẳng hạn: đối với bí tích Rửa tội, vấn đề cầnphải chịu phép Rửa (bằng nước) và dùng đếncác cách thức thay thế —tức là rửa tội “bằngmáu” (=chịu tử đạo) và rửa tội “bằng lửa”(=ước muốn chịu phép Rửa), những khi cần —đãđược bàn đến; đối với bí tích Thánh Thể, suy tư thần họcđã được khai triển thích đáng qua ba khía cạnh khác nhau:hy lễ bí tích, bữa tiệc tạ ơn, và chiều hướng cánhchung của bí tích; còn trong thiên bàn đến bí tíchChức thánh, thì một phần phụ bổ đã được ghép thêm vàođể phác trình về vấn đề gay cấn mà lý thú, do các thừatác vụ của ba bậc chức thánh —phó tế, linh mục vàgiám mục —đặt ra. Chỉ trong thiên bàn về bí tích Cáogiải, sơ đồ nói trên mới bị đảo lộn hoàn toàn,một cách khó hiểu như sẽ thấy trình bày trong mộtphần sau của bài viết này.

Cũng cần vui mừng mà nói thêm rằng khi trình bàyvề các bí tích, hầu như bao giờ CGLM cũngdùng đến hình thức đối chiếu theo kiểu nhất lãm đểsong song giới thiệu truyền thống hay lề lối thực hànhcủa Ðông phương và của Tây phương. Xin đan cửthí dụ bí tích Hôn phối: Giải đáp cho câu hỏi ai làthừa tác viên của bí tích này, CGLM đãtrả lời cho biết là có hai truyền thống khác nhau,nhưng cũng đều là chính thống cả:

“Trong Giáo hội Latinh, chính các người kếthôn thường được coi là những thừa tác viêncủa ơn Chúa, tức là chính họ ban bí tích Hôn phối chonhau bằng cách nói lên sự ưng thuận của mình trước mặtGiáo hội. Trong các dạng thể phụng vụ đông phương, linh mụchoặc giám mục làm thừa tác viên cho bí tích (đượcgọi là “lễ gia miện”), tức là làm ngườigiữ vai lần lượt đặt vòng hoa lên đầu hôn phu vàhôn phụ như là dấu chỉ của hôn ước, một khi đãghi nhận sự ưng thuận của hai phía” (số 1623).

Khẳng định một cách tế nhị như thế là CGLM quảđã nêu rõ cho thấy bản chất thực sự cônggiáo của mình: chứ không chỉ là một Cuốn Giáo lý Rôma như cuốn giáo lý đã được ấn hành tiếptheo sau công đồng Trentô. Lại một lần nữa, CGLM đã dựa theo một nhãn quan rộng rãi hơn, phongphú hơn, và có tính cách đại kết hơn để trình bàyvề các mầu nhiệm bí tích.

II. MẦU NHIỆM VƯỠT QUA VÀ THÁNHTHẦN CÓ MẶT HAY KHÔNG Ở TRONG VĂN BẢN CGLM

Khi ngẫm đọc cho kỹ 25 trang CGLM dành để trình bày về Kế hoạch bí tích (các số 1076-1209),thì không ai mà không khỏi lưu ý đến cung cách nhấnmạnh và thái độ hào hứng lộ rõ qua phần giáolý này những lúc đề cập —hoặc xem ra đề cậpđến hai nguồn mạch của đời sống bí tích làmầu nhiệm vượt qua và Thánh Thần. Ðối với thần học bítích, đó là một điểm đề xuất mới; vì thế, cần phảikhảo sát cho kỹ hơn để xem hai mầu nhiệm ấy đãđược trình bày như thế nào, và tại sao chúng cóthể mang lại —hay không mang lại được —sinh khí chogiáo huấn về các bí tích.

1. Mầu nhiệm vượt qua

Ngày từ đầu phân đoạn này, CGLM đãtuyên bố rằng “điều mà Truyền thống chung bên Ðôngphương cũng như bên Tây phương gọi là kế hoạch bí tích,là chính việc chuyển thông (hay phân phát) những hoatrái do mầu nhiệm vượt qua của Ðức Kitô mang lại, quaphương thức cử hành phụng vụ bí tích của Giáo hội”(số 1076). Các chương của phân đoạn này mang nhữngtựa đề quả là rạng rỡ: “Mầu nhiệm vượtqua trong thời đại của Giáo hội,” “Mầu nhiệmvượt qua trong các bí tích của Giáo hội,” “Việccử hành mầu nhiệm vượt qua theo phương thức bí tích.”

Tuy nhiên, có điều lạ là chẳng thấy nội dung ứng đápđược gì cho xứng hợp với những tiêu đề rạng rỡ kia,và suốt trong 25 trang trình bày ấy, vỏn vẹn chỉcó một tiểu đoạn (số 1085) duy nhất là thực sự nói đếnmầu nhiệm vượt qua mà Ðức Kitô “biểu chỉ và thựchiện” ở trong phụng vụ và các bí tích. Ðiều đóđã đưa đến cảm nghĩ cho rằng tác giả đã đặtra những tựa đề cao đẹp ấy, hẳn không phải làchính soạn giả đã viết ra nội dung của phân đoạnnày. Ngoài ra, còn có sự kiện đập thẳng vàomắt và chất đầy ý nghĩa này nữa là khôngthấy thành ngữ “mầu nhiệm vượt qua” được liệtkê ở trong phần mục lục các chủ đề. Nhưng cũngnên ghi nhận là mầu nhiệm vượt qua xuất hiện trởlại —xác đáng dù là ngắn ngủi —khi CGLMbàn đến việc cử hành ngày của Chúa (Chúanhật: các số 1166-1167) và năm phụng vụ là chu kỳkính mừng khơi mạch “cội nguồn ánh sáng của mình”từ trong Tam nhật (thánh) vượt qua (các số 1168-1171).

Rồi tiến thêm một bước, độc giả tò mò sẽtiếp tục theo dõi cách thức trình bày về bảy bítích, để tìm xem mầu nhiệm vượt qua —đã từng đượcđoạn mở đầu và ba tựa đề các chương đề cao, nhưnglại không được nội dung văn bản đào sâu cho mấy,có được kính mừng và thực thi ra giữa cuộcsống qua bảy giai đoạn trong tiến trình bí tích hay không,và nếu có, thì bằng cách nào.

Khởi sự trình bày về bí tích Rửa tội, là CGLM đã lưu ý ngay rằng từ gốc Hy lạp dùng làmdanh xưng cho bí tích, có nghĩa là “dìm sâu,” và vì thế, đối với người kitô “hành động dìm sâuxuống nước tượng trưng cho việc người dự tòng đượcchôn vùi vào trong sự chết của Ðức Kitô, để rồitừ đó trỗi dậy mà sống lại cùng với Người”(số 1214). Giáo huấn thần học này của thánh Phaolôvề bí tích Rửa tội —được coi như là hành độngthông phần vào trong mầu nhiệm vượt qua —đã đượcbiểu đạt rõ, đặc biệt là qua đoạn viết nổi tiếngRm 6,3-4 mà số 1227 đã trích dẫn nguyên văn.

Bổ sung một cách độc đáo giáo huấn của thánh Phaolômà Giáo hội hằng bảo toàn — CGLMnói rõ rằng: “Lúc tiến hành cuộc vượt qua củaNgài, là chính lúc Ðức Kitô mở rộng các nguồnsuối phép rửa cho hết thảy mọi người. Quảthế, nói trước về cuộc khổ nạn Ngài sắp chịu tại Giêrusalem,Ngài đã coi đó như là một cuộc tẩy rửa Ngàisắp phải chịu (Mc 10,38)” (số 1225). Như thế, mối giâyliên hệ nối liền phép rửa lại với mầu nhiệm vượt qua,không phải chỉ được một mình Phaolô nói đến —dĩ nhiênlà Gioan trình bày giáo lý ấy theo một cung cách khác,tức là coi phép rửa như là một cuộc tái sinh bởinước, và nhất là bởi Thần Khí (Ga 3,5) —nhưngthực sự đã được chính Ðức Kitô khẳng định khi Ngàinói rõ về mối quan hệ giữa phép rửa và cuộckhổ nạn Ngài chịu, như Máccô đã kể lại (10,38-39,và như Luca đã cho thấy một cách âm thầm hơn (12,50).Là một điều thích đáng sự việcCGLM mờigọi người kitô cũng như nhà thần học để tâm gẫmsuy về ý nghĩa phép rửa của cuộc khổ nạn Ðức Kitôđã chịu.

Trong phần nói về bí tích Thêm sức, là bí tích giữvai trò bổ sung hay củng cố cho phép Rửa, tuyệtnhiên không hề thấy có một lời nào trực tiếp nhắcđến mầu nhiệm vượt qua; và biến cố Hiện xuống được coilà mầu nhiệm quy chiếu của bí tích này.

Trái lại và là chuyện dĩ nhiên, bí tích Thánh Thể được giới thiệu qua biến cố thiết lập ngay ở trong bốicảnh vượt qua, như là “việc hồi niệm cuộc khổnạn và phục sinh của Ðức Chúa” và như là hy lễ “hiện tại hóa cuộc hiến tế duy nhất củaÐức Kitô Cứu Thế” (số 1330). Cả một phần khai triểngồm 4 số được dành để trình bày về việc thiết lậpThánh Thể, là cuộc hy tế “đưa lễ Vượt qua củaDo thái giáo đến mức thành tựu, và tiên báo về lễVượt qua cách chung mà Giáo hội sẽ mừng trong vinhquang Nước Trời” (các số 1337-1340). Thánh Lễ là“cuộc cử hành phụng vụ… của việc hồi niệmvề Ðức Kitô: về cuộc sống, cuộc tử nạn và phụcsinh của Ngài, cũng như về sự việc Ngài hằngbầu cử (cho chúng ta) bên cạnh Thiên Chúa Cha” (số1341). CGLM cũng đã trình bày dàirộng như thế về Thánh Lễ, coi đó là việc hồi niệmcuộc vượt qua hay cuộc hy tế của Ðức Kitô (các số 1362-1372).

Tuy nhiên, có điều này sẽ làm cho độc giảbỡ ngỡ không ít, đó là: sau phần trình bàydài rộng về hy lễ và sự hiện diện của Chúa,lúc bước sang đoạn giới thiệu về phần chịu lễ, độc giảsẽ đọc thấy một tiêu đề thật là đẹp: “Bữatiệc vượt qua,” nhưng một lần nữa, lại gặp phảicảnh tiêu đề và nội dung không ăn khớp với nhau.Trong 4 trang nói về “bữa tiệc vượt qua,” từngữ “vượt qua” chỉ được dùng đến có một lầnduy nhất (và như là đồng nghĩa với từ “phụcsinh”), để nhắc nhở cho người kitô nhớ là mình có bổn phận phải chịu lễ một năm ít là một lần,và “nếu có thể thì trong mùa phục sinh” (số1389). Còn điều mà tiêu đề loan báo thì khác hẳn;và lẽ ra những gì đã được nói lên trước đóvề Thánh Thể —coi Thánh Thể là cuộc hồi niệm biếncố tử nạn và phục sinh của Ðức Chúa —cầnphải được tiếp tục khai triển với một thể dạng huấngiáo thích đáng về việc chịu lễ, coi đó là cách thứcngười kitô và cộng đoàn đoàn tham dự thônghiệp vào trong mầu nhiệm vượt qua ấy. Chú ý ắt độc giảsẽ không khỏi ngạc nhiên đặt nghi vấn về tình trạngbất nhất, đứt đoạn và bỏ sót như thế kia.

Lắng lo là cảm tưởng khó mà tránh được lúcphải bàn đến bí tích Thống hối và Hòa giải.CGLM trình bày về bí tích này trong một cáchthức hoàn toàn khác thường. Giữa các danh xưngdành cho bí tích này, CGLM đã sắp têngọi “bí tích hòa giải” vào cuối danh sách,và giới thiệu việc hòa giải này như làmột hồng ân do lòng thương của Thiên Chúa ban xuống,mà chẳng đề cập gì đến Ðức Kitô (số 1424). CGLMtrưng dẫn lời khuyên sắc bén của thánh Phaolô:“Hãy làm hòa với Thiên Chúa” (2Cr 5,20),nhưng lại tách nó xa ra khỏi văn cảnh của nó:

“Thiên Chúa đã nhờ Ðức Kitô cho chúngta được hòa giải với Người, và trao cho chúngtôi chức vụ hòa giải. Thật vậy, trong Ðức Kitô, ThiênChúa đã cho thế gian được hòa giải với Người…Vậy, nhân danh Ðức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãylàm hòa với Thiên Chúa. Ðấng chẳng hề biết tội làgì, Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân củatội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên côngchính trong Người” (2Cr 5,18-21).

Khó mà thánh Phaolô nhận ra cho được lời viết củachính mình trong câu trưng dẫn đã bị cắt cụt kiểu đó;và phải nói là câu trưng dẫn cắt cụt ấy sẽđưa đến chỗ làm cho tư tưởng thần học về hòagiải của ngài “mất hẳn đi tính chất kitô.”Lẽ ra CGLM phải lấy lại đoạn mở đầu ởtrong Sách nghi thức thống hối, giới thiệu về một nềnthần học hòa giải đượm thắm tính chất kitô vàvượt qua như sau: “Thiên Chúa Cha đã tỏ lòngxót thương của Ngài nơi Ðức Giêsu, Con Ngài: nơiNgười và qua Người, Chúa Cha đã muốn hòagiải mọi sự với mình và đem lại bình an nhờ máuÐức Kitô đổ ra trên thập giá (xem 2Cr 5,18tt; Cl 1,20).”Thể dạng thần học hòa giải đượm đầy tính chất kitôvà vượt qua như thế xem ra chính xác hơn là mẫuthần học đơn thuần “thiên chúa” mà CGLMgiới thiệu.

Dẫu vậy, một cách gián tiếp và mặc nhiên, CGLMcũng đã ngầm chỉ về mầu nhiệm vượt qua, bằng cáchgiới thiệu bí tích hòa giải như là bí tích bổ sunghay nối dài cho phép rửa (số 1425-1426).

Mầu nhiệm vượt qua không có và không thể có được một chỗ đứng đúng với địa vị của mình, ở trong phầntrình bày dài rộng kia về bí tích thống hối vàhòa giải, bởi một lẽ rất đơn giản là:vì bỏ hẳn đi phương thức vẫn được dùng đến để giới thiệu các bí tích khác, CGLM không còn bướctheo tiến trình và đà phát triển của bí tích hòagiải trong kế hoạch cứu độ nữa; và như thế, nhữngbước chuẩn bị cho bí tích đọc thấy ở trong Cựu Ước, nhữnglời Ðức Kitô kêu gọi hoán cải, thái độ nhân hậucủa Ngài đối với các tội nhân, mầu nhiệm cốt lõivề cuộc tử nạn và sống lại, tức là mầu nhiệmlàm cho con người được hòa giải với Thiên ChúaCha, v.v… đều bị gạt bỏ ra ngoài, không còn đượclưu ý tới.

Trong tất cả những trang dành riêng để trình bàyvề bí tích Cáo giải, mầu nhiệm vượt qua chỉ được gợi lênvỏn vẹn có hai lần: lần đầu là nơi đoạn giới thiệucông thức xá giải dùng trong Giáo hội Latinh kể từkhi công bố Sách Nghi thức mới: “Cha nhân từ lànguồn mọi sự tha thứ. Người làm cho những tộinhân được hòa giải nhờ cuộc vượt qua của Conmình và ân huệ của Thần Khí Người, qua lờicầu khẩn và thừa tác vụ của Giáo hội” (số1449). Tiếp theo đó là công thức xá giải quen thuộc,trong đó, có nói rõ là Thiên Chúa, Cha chúng ta, “đãdùng sự chết và sự sống lại của Con Một Ngườimà giao hòa thế gian với Người.”

Lần thứ hai nhắc đến mầu nhiệm vượt qua là lần ngầmchỉ về mầu nhiệm này ở trong đoạn kết luận mang tựađề Tóm kết: “Buổi chiều ngày Phục sinh, ChúaGiêsu hiện ra với các tông đồ và nói với họ rằng: Hãynhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội ngườiấy được tha; anh em cầm tội ai, thì tội người bị cầm giữ(Ga 20,22-23).”

Thực là xác đáng, việc CGLM trưng dẫn (số 1485)đoạn văn cơ bản trên đây: đoạn văn làm chứng từcho việc thiết lập bí tích Cáo giải, và nói lên rõmối liên kết nối liền biến cố Ðức Kitô sống lại, ân huệnhận được Thánh Linh và sứ mạng tha tội lại với nhau.Nhưng có điều khó hiểu, là tại sao đoạn văn quan trọngđến như thế —và hơn thế nữa, quan trọng nhất trongtoàn bộ Phúc Âm nói về bí tích Cáo giải —lại không được viện dẫn và tận dụng ngay ở trongphần chủ chốt của văn bản, mà chỉ được nhắcsơ qua ở trong đoạn Tóm kết. Vậy, phải lấy làmtiếc mà nhận là ánh sáng của mầu nhiệm vượtqua đã không được dùng đến để soi sáng, nếu khôngphải là cho tòa giải tội, thì ít nhất làcho nơi chốn trang nghiêm mà tươi vui của cuộc gặp gỡgiữa người kitô tội nhân và Thiên Chúa nhân hậu.

Bí tích Xức dầu cho bệnh nhân được giới thiệu một cáchthỏa đáng hơn. Hơn ai hết, người ốm đau, yếu nhượcvì tuổi tác, và có thể là đang ở trong tình trạngnguy tử, là những người cảm thấy nhu cầuthể chất, tâm lý cũng như thiêng liêng, cần được kếthiệp với Ðức Kitô trong mầu nhiệm vượt qua của Ngài.Quả thế, phần giáo lý bàn đến bí tích Xức dầu, đãmở đầu với lời trưng dẫn trích từ hiến chế Lumen gentium (Ánh sáng muôn dân), số 11, viết nhưsau:

“Qua phép Xức dầu thánh và lời cầunguyện của các linh mục, toàn thể Giáo hội phó thácbệnh nhân cho Chúa Kitô đau khổ và hiển vinh, để Ngườiủi an và cứu rỗi họ; hơn nữa, Giáo hội cònthúc giục họ sẵn sàng kết hợp với Chúa chịu đau khổvà chịu chết, để mưu ích cho toàn dân Thiên Chúa”(số 1499).

Vậy là bí tích đã được đặt đúng ngay vào chỗđứng thích đáng của mình. Nhờ thế, độc giả sẽkhông chút ngạc nhiên khi đọc thấy trong một đoạn sau, lờiviết dưới đây gợi lại lịch sử cứu độ:

“Trên thập giá, Ðức Kitô đã gánh lấytrọn gánh nặng của sự ác và đã xóa sạch ‘tộitrần gian’ (Ga 1,29), mà bệnh tật là một hậu quả.Do bởi cuộc khổ nạn và tử nạn trên thập giá,Ðức Kitô đã mang lại một ý nghĩa mới cho khổ đau: từnay khổ đau có khả năng đồng nhất hóa chúng ta với Ngườivà nối kết chúng ta lại với cuộc khổ nạn cứu độ củaNgười” (số 1505).

Giữa những hoa trái của bí tích, CGLM mộtlần nữa nhắc đến “sự kết hiệp với Ðức Kitô đau khổ”(số 1521); còn đối với trường hợp của nhữngkitô hữu sắp từ giả cõi đời, CGLM đã nhận định một cách chí lý rằng “phép Xức dầucho bệnh nhân hoàn tất việc đồng nhất hóa chúng ta vớicuộc khổ nạn và tử nạn của Ðức Kitô, làviệc mà bí tích Rửa tội đã khởi sự” (số1523). Cứ thế mà xét, thì phải nói là cách thứcCGLM giới thiệu bí tích Xức dầu là một cách thứctuyệt hảo, xứng đáng làm mẫu mực.

Nói đến bí tích Chức thánh là có thể đoán ra ngayđược mối quan hệ phức tạp mà bí tích này có đối vớimầu nhiệm vượt qua. Ðúng thế, chủ yếu là nhờđã được lãnh nhận chức tư tế mà giám mục vàlinh mục thông dự vào chức tư tế duy nhất của ÐứcKitô: Ðức Kitô là tư tế duy nhất, tư tế đích thực, làÐấng “chỉ dâng hiến lễ một lần, mà vĩnh viễnlàm cho những kẻ Người đã thánh hóa đượcnên hoàn hảo” (Dt 10,14), nghĩa là chỉ dâng hylễ duy nhất trên thập giá. Linh mục cũng như giámmục đều là những thừa tác viên của Vị tư tếduy nhất ấy (các số 1544-1545).

Ngoài đường lối suy tư tư tế ấy ra, CGLM đãkhông hề nhắc gì đến mầu nhiệm vượt qua trong một cách thứcnào khác. Ðáng lý ra là phải suy nghĩ nhiều hơn,như nhiều linh mục và giám mục thường làm, vềmối liên quan giữa thừa tác vụ được trao phó vàmầu nhiệm vượt qua của Ðức Kitô. Qua bài khuyến dụtrong phụng vụ truyền chức linh mục, giám mục chủ phongnhắn nhủ rằng:

“Hãy cố làm sao cho cuộc sống củachúng con đi đúng với những gì chúng con thực hiện: khicử hành mầu nhiệm tử nạn và phục sinh củaÐức Kitô, hãy lo ra sức làm cho mọi khuynh hướng xấuchết đi trong chúng con, và vững bước tiến tới trênđường sống mới.”

Ðáng lẽ CGLM phải mở ra một đường lốisuy tư tương tự như thế thì mới đạt.

Ngoài ra, con đường tư tế mà linh mục và giámmục dấn thân bước vào, cũng chẳng phải làcon đường của phó tế. Như thế, theo giáo huấn của CGLM, chức thánh phó tế xem ra như là chẳngcó quan hệ gì với mầu nhiệm vượt qua. Phải có cặp mắtthật tốt, hay là phải có một lòng say mê tha thiếtđối với thừa tác vụ phó tế, thì mới nhận ra được mộtcâu ngắn khẳng định rằng do việc truyền chức thánh, phó tếđược đóng ấn tích “làm cho họ nên giống Ðức Kitô,là Ðấng đã đích thân làm diákonos, tức làlàm người phục vụ mọi người” (số 1570). Vàtrong phần chú thích, văn bản CGLM trưng dẫnthêm câu Mc 10,45; có thể là câu trưng dẫn nàysẽ không được ai lưu ý tới, nhưng không phải vì thếmà chỉ là một câu vô thưởng vô phạt; trái lạinó có thể mở ra những viễn ảnh bát ngát vớinhiều đòi hỏi dấn thân đi kèm theo. Chính thế,câu Phúc Âm nói rằng: “Con người đến không phảiđể được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ vàhiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người.”Công tác phục vụ mà Ðức Kitô đã chu tất và đượcnêu cao làm mẫu gương cho các phó tế bắt chước, khôngphải đơn thuần là chuyện hưởng nhàn: công tácấy trực tiếp đi liền với mầu nhiệm vượt qua, với mầu nhiệmhy sinh mạng sống —hoàn tất trong một ngày haysuốt trong thời gian ngày qua ngày của cuộcđời —cho phần rỗi của muôn dân. Phúc cho nhữngphó tế biết coi trọng giáo huấn của CGLM vànhất là của Phúc Âm, để mà dấn thân đi sâuvào trong mầu nhiệm vượt qua! Và có linh mục, giámmục nào mà lại không nhớ là một ngày nọmình cũng đã chịu chức phó tế, và mãi mãimình vẫn là phó tế, là người phục vụ, ngườitôi tớ theo mẫu gương Ðức Kitô Người Tôi Tớ.

Ðối với bí tích Hôn phối, thì vấn đề xem ra đơn giảnhơn. Bàn về bí tích này, CGLM đã không đảđộng gì đến mầu nhiệm vượt qua. Tuy nhiên, đi sát với thựctế và ý thức rằng trong nhiều nơi, tỷ lệ ly dị hônnhân đã lên đến mức khá cao, và rằng dù sao thìcuộc sống chung trong hôn nhân cũng khó mà tránh chođược những khủng hoảng nhiều ít trầm trọng, CGLM đã nhắc nhở cho các bậc vợ chồng nhớ là họ cầnphải có sức mạnh và ơn trợ giúp của Ðức Kitôban cho thì mới có thể sống đời hôn nhân của mìnhđúng theo giáo huấn của Phúc Âm được:

“Có biết bước theo Ðức Kitô, có biết từbỏ chính mình mà vác lấy thập giá của mình, thìcác người làm vợ làm chồng mới có thể hiểu thấuđược ý nghĩa nguyên thủy của hôn nhân, và sốngtrọn được ý nghĩa ấy nhờ ơn trợ giúp của Ðức Kitô.Ơn hôn phối ấy là một thành quả phát nguyêntừ thập giá Ðức Kitô, nguồn suối của mọi thể dạngđời sống kitô” (số 1615). Có thận trọng, thì cũngcần phải nói rõ rằng hôn nhân kitô không làmcho thoát khỏi được vòng khổ nạn, đớn đau, cũngnhư không đánh mất đi những cảnh sống lại tươi sánghân hoan, là tất cả những gì giúp cho các cặpvợ chồng được thông phần vào trong mầu nhiệm thập giávà cuộc vinh thắng vượt qua của Ðức Kitô.

Như vậy, CGLM đã ghi nhận lại những cảmthức cơ bản của công đồng Vaticanô II về vị trí trọngyếu mà mầu nhiệm vượt qua đóng giữ ở trong việccử hành phụng vụ và các bí tích. Nhưng CGLM lại không đào cho sâu thêm đường hướng suy tư ấynhư người ta hằng vẫn chờ mong, và cũngkhông áp dụng nó một cách đồng đều, vào trong từngtrường hợp của các bí tích. Chắc chắn đợt tái bảnsắp tới rồi sẽ có cơ hội để tận dụng cho thích đánghơn, những gì đã được nói lên trong đoạn tuyên bốmở đầu phần giới thiệu các bí tích, viết rằng “kếhoạch bí tích là chính việc chuyển thông (hay phân phát)những hoa trái do mầu nhiệm vượt qua của Ðức Kitômang lại, qua phương thức cử hành phụng vụ bí tích củaGiáo hội” (số 1076).

2. Chúa Thánh Thần và các bí tích

Về vấn đề này, chúng tôi chỉ xin thảo luận một cáchvắn tắt, vì ba lý do sau đây: khuôn khổ giới hạn củabài viết không cho phép làm khác; trong một phần trước,bài viết đã có dịp bàn đến chỗ đứng màCGLM dành cho Thánh Thần ở trong kế hoạchbí tích; và cuối cùng, nếu có những điểm cần bổsung liên quan đến vấn đề này, thì bài viết sẽcó dịp nêu lên trong phần trình xuất những đề nghị gợiý cho đợt tái bản sắp tới.

Bàn chung về các bí tích, CGLM đã khẳng địnhrằng Thánh Thần là tác giả làm nên những“kiệt tác của Thiên Chúa” là các bí tích (số1091), và rằng “kinh khẩn cầu xin Thánh Linh đến…nằm ngay ở giữa lòng của mỗi buổi cửhành phụng vụ bí tích” (số 1096). Các lời khẳngđịnh xác đáng và mạnh mẽ như thế có thực sự đượcthể hiện ra trong phần trình bày về từng bí tích haykhông?

RỬA TỘI

Phép Rửa quả là một bí tích của ThầnKhí và trong Thần Khí. Chẳng những ngay từ đầu phépRửa xuất hiện như là “ngưỡng cửa dẫnvào đời sống trong Thần Khí” (số 1293), mà giữacác danh xưng khác nhau, bí tích ấy còn mang những danhhiệu như là “nước tái sinh và đổi mới trong ThánhThần” (Tt 3,5), hay “cuộc tái sinh bởi nước vàThần Khí” (Ga 3,5); như thế, tư tưởng thần học củaPhaolô và của Gioan đồng thanh nói lên mối liên hệgiữa nước và Thần Khí (số 1215). Diễn tả rõhơn, CGLM đã khẳng định rằng “Nhờ ThánhThần, phép Rửa mới là nước có sức năng thanh tẩy,thánh hóa và công chính hóa” (số 1227).

Kinh khẩn cầu (epiclesis) xin Thánh Thần đến thánh hiếnnước rửa tội đã được nhắc đến rõ ràng: “Giáohội khẩn xin Thiên Chúa, nhờ Con của Người, làmcho sức mạnh của Chúa Thánh Thần xuống trong nước này,ngõ hầu những ai được rửa trong nước ấy, thì cũngđược sinh ra từ nước và Thần Khí” (số 1238). Việcxức dầu thánh “tượng trưng cho ơn Thần Khí người vừachịu phép Rửa nhận được” (số 1241); và trong cácGiáo hội đông phương, việc xức dầu thánh như thế làmnên nghi thức ban bí tích xức dầu thánh, tức là bí tíchThêm sức (số 1242).

Qua nhiều cách thức khác nhau, ơn Thần Khí được nhắc đếngiữa các hiệu quả của bí tích Rửa tội: ngườivừa được rửa tội trở thành nghĩa tử củaThiên Chúa, chi thể của Ðức Kitô, đền thờ củaThánh Thần (số 1265); và ơn phép Rửa “trao ban chongười ấy khả năng sống và hành động theo đàhướng động của Thánh Thần, nhờ các ơn của Người”(số 1266). CGLM đã không tách riêng ThầnKhí ra khỏi Ngôi Cha, hay Ngôi Con, và đó là việclàm chí lý: cũng như các bí tích khác, bí tích Rửatội là một bí tích tam vị, mở lối cho chúng ta đi đếnvới mầu nhiệm và sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.Giáo huấn CGLM dạy có phẩm chất quả là cao.

THÊM SỨC

Trong phần trình bày về bí tích Thêm sức, hoạt độngvà sự hiện diện của Thánh Thần đã được giớithiệu dài rộng: truyền thống của Tây phương cũngnhư truyền thống phong phú của Ðông phương đều đã đượcviện dẫn; các chiều kích cá nhân và giáo hội củaơn Thần Khí trong bí tích này, cũng đều được nêu bật.Bí tích Thêm sức hiện đang có khả năng để biến thànhtrở lại một lời khẩn cầu rộng lớn Giáo hội dânglên để nguy

Trái lại, phần trình bày về bí tích Thánh Thể thìkhông đề cập chi nhiều đến Thần Khí, như người ta hằngmong chờ, và như kết quả của đà nghiêncứu thần học trong những thập kỷ gần đây cho phép.Ðành rằng, khi mô tả về diễn tiến việc cửhành phụng vụ Thánh Thể, CGLM đã dành mộtđoạn để giới thiệu kinh khẩn cầu Thánh Linh, với nhiều chitiết khác nhau trong các truyền thống phụng vụ:

“Trong kinh khẩn cầu (epiclesis), Giáo hội nàixin Thiên Chúa Cha phái gửi Thánh Thần của Ngài(hay quyền năng của phép lành Ngài ban [2]xuống trên bánh và rượu, để nhờquyền năng của Người mà làm các lễ phẩmấy trở thành Mình và Máu Ðức Giêsu Kitô, vàđể những ai tham dự vào Thánh Thể thì được trởnên một thân thể và một tinh thần duy nhất. Một vàitruyền thống phụng vụ đặt kinh epiclesis sau kinh anamnesis(kinh hồi niệm) (số 1353).

Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, lời khẳng định hay đẹp ấy đãrơi ngay vào quên lãng trong các trang sau đó, tức làtrong phần nhận định thần học về sự hiện diện của ÐứcKitô trong hình bánh và hình rượu sau khi truyền phép (cácsố 1373-1381), một phần viết mang tựa đề đầy hứa hẹn: “ÐứcKitô hiện diện nhờ quyền năng của Lời Ngàivà của Thánh Thần,” nhưng —một lần nữalại không có được một nội dung cân xứng; mặt khác,hai trang vừa nói, là những trang lấy ý từcông đồng Trentô, đã nhấn mạnh nhiều đến sự hiện diệnbản thể và việc biến thể sau các lời truyền phép,nhưng lại không nói gì đến “quyền năng của Thánh Thần.”Chỉ một lần duy nhất, hai trang này đã nhắc đến ThầnKhí, đó là trong số 1375: “Các giáo phụ đã mạnhmẽ khẳng định lòng tin của Giáo hội vào sứchữu hiệu của Lời Ðức Kitô và của tácđộng Chúa Thánh Thần trong việc thực hiện sự biến đổi ấy(bánh rượu thành Mình Máu Ðức Kitô).” Ðáng lẽra, thế hệ giáo phụ 1992 cũng phải khẳng định cùngmột lòng tin ấy trong một cách thức cương quyết hơn vàphong phú hơn (là cách thức trình bày đọc thấy trongCGLM). Sau nhiều thế kỷ câm lặng trước vai tròThánh Thần đóng giữ trong phụng vụ Thánh Thể, các kitôhữu tây phương cần được nghe một lời khẳng định kíchhoạt hơn.

Ðộc giả có cảm tưởng là sau tuyên ngôn hayđẹp đưa ra trong phần đầu, về hoạt động của Thánh Thầntrong phụng vụ và các bí tích, CGLM đã tỏra do dự, không dám rút tỉa cho đến cùng những hệluận của lời tuyên bố đó, sợ làm thay đổi đihình ảnh và thể dạng thần học sẵn có về Thánh LễMisa, một thể dạng thuần túy kitô học, trong đó Thánh Thầnkhông tìm thấy được một chỗ đứng nào cả.

Phần viết về chịu lễ —mang tựa đề nghe rất hay “bữatiệc vượt qua,” song chỉ có tiếng mà không có miếngcũng phải cam chịu cùng một cảnh vắngbóng Thánh Thần như thế. Thánh Thần chỉ xuất hiện trong haicâu trưng dẫn, mà đáng lẽ ra CGLM phảitận dụng khai thác, chứ không chỉ đơn thuần nêu lên để mặccho độc giả có chút suy tư thiêng liêng cứ tùy tiệnmà tìm hiểu. Câu trưng dẫn đầu, trích từ sắc lệnhcủa công đồng Vaticanô II về thừa tác vụ củacác linh mục, số 5, nói đến việc thông hiệp với thịt củaÐức Kitô phục sinh, “thịt đã được sống động nhờThánh Thần, và có sức truyền ban sự sống” (số 1392);câu trưng dẫn thứ hai trích lại lời của thánh Fulgenxiô,giám mục giáo phận Ruspê (Tuynidi), hồi thế kỷ 4, nóirằng:

“Chính vì yêu thương mà Ðức Kitô đãchịu chết cho chúng ta, thế nên khi cử hành việc tưởngniệm cuộc tử nạn của Người trong phụng vụ hy lễ,chúng ta cũng phải khẩn xin cho được tình yêu, do bởiviệc Thánh Thần ngự đến; chúng ta khiêm tốn nguyện rằngnhờ tình yêu ấy, tình yêu đã thúc đẩy Ðức Kitô ưngnhận chịu chết cho chúng ta, xin cho cả chúng ta nữa,một khi đã nhận được ơn của Thánh Thần, thì cũngcó được sức năng để coi thế gian như là đã bị đóngđinh vào thập giá đối với chúng ta, và để sống nhưlà đã bị đóng đinh vào thập giá đối với thế gian”(số 1394).

Trong phần viết về chịu lễ, độc giả cũng đãtưởng là sẽ được đọc thấy lời bàn hồhởi về việc chịu lễ với chén thánh, tức là chịuMáu thánh, mà công đồng Vaticanô II đã đặt vàotrở lại trong tầm tay của giáo dân Tây phương, saunhiều thế kỷ chỉ được dành riêng cho một mình linhmục; không phải là vô cớ mà Ðức Kitô đãdùng những dấu chỉ bánh và rượu để thiết lậpcuộc tưởng niệm và bữa tiệc vượt qua của Ngài.Chính CGLM cũng đã viết trong một đoạn khác,nói rằng: “chén tạ ơn (1Cr 10,16) uống vào lúc cuốibữa tiệc vượt qua của người Do thái, tạo thêmcho niềm vui của rượu lễ mừng, một chiều kích cánhchung” (số 1334). Trong Thánh Thể, rượu thường đượccoi như là biểu tượng của Thánh Thần, nguồn suối củaniềm vui, của hiểu biết và hiệp thông; và đólà chuyện hữu lý. Lẽ ra CGLM phải nóirằng việc chịu Máu thánh là dấu chỉ hữu hiệu củaviệc thông hiệp với Thần Khí của Ðức Kitô [3]

CÁO GIẢI

Trong phần giới thiệu bí tích Cáo giảimà ngày nay người ta ưa gọi là bí tích của metanoia, tức là theo nghĩa từ hy lạp, của“việc thay đổi lòng trí”: một cách biểu đạt khônggặp thấy ở trong CGLM, —dĩ nhiên làThánh Thần không vắng bóng, nhưng những lời giới thiệuvề Ngài quả là quá ít ỏi, không đủ vàođâu để nói lên hoạt động phong phú và hùng mạnhcủa Ngài.

Ðoạn dẫn nhập vào hai bí tích trị liệu, tức làcác bí tích Cáo giải và Xức dầu bệnh nhân, khẳngđịnh với một niềm hứng khởi đượm đầy tinh thần Phúc Âm,là Chúa Giêsu, “vị lương y của hồn xác chúng ta…đã muốn Giáo hội của Người tiếp tục công cuộctrị liệu và cứu độ của Người, trong sức mạnh củaThánh Thần” qua hai bí tích Cáo giải và Xức dầubệnh nhân (số 1421). Một đoạn viết khác cũng được khơinguồn hứng từ Phúc Âm, giới thiệu như thế nàyvề hoạt động của Thần Khí:

Kể từ biến cố Phục sinh mà đi, chính ThánhThần là Ðấng “chứng minh cho thấy thế gian sai lầmvề tội lỗi” (Ga 16, 8-9), nghĩa là thế gian đãkhông muốn tin vào Ðấng Thiên Chúa Cha phái gửi đến.Nhưng Thần Khí vạch trần lỗi tội ấy, cũng chính làÐấng ủi an hằng tuôn đổ ơn sám hối và hoán cảixuống trong tâm lòng con người (số 1433).

Nhưng, sau đó, trong phần dựa theo tư tưởng của côngđồng Trentô mà phân tích dài rộng về bí tích Cáo giải,thì không còn gặp thấy một dấu vết nào nữa củaThánh Thần. Phải cố gắng lắm mới thoáng nhận ra bóngNgài qua hai lần đọc thấy tĩnh từ thiêng liêng, trong bản văn viết rằng: đi tiếp theo sau bí tích Cáo giảilà “trạng thái bình an và điềm tĩnh của lươngtâm, có một niềm an ủi thiêng liêng lớn đi kèm”

[câu trích dẫn công đồng Trentô]. “Thật vậy, bí tíchHòa giải với Thiên Chúa đem lại một cuộc phục sinh thiêng liêng thật sự” (số 1468). Trong phần mô tảthể thức cử hành bí tích, không sao tìm cho ra đượcdù chỉ một lời nói đến việc đặt tay, như Sách Nghithức đã khuyên: trong bất cứ nghi thức bí tích nào,việc đặt tay cũng mang ý nghĩa của một cử chỉ khẩncầu Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên người đang lãnhnhận bí tích.

Phải chờ cho tới bản tóm lược cuối cùng mớiđọc thấy được đoạn Phúc Âm mong chờ ngay từ lúcđầu, và là đoạn quan trọng nhất trong toàn bộTân Ước, nói về sứ mạng và năng quyền tha tội:

Chiều hôm Phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với cáctông đồ của Người và nói: “Hãy nhận lấyThánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội người ấy đượctha; anh em cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm giữ”(số 1485).

Nhưng độc giả vẫn ngạc nhiên không hiểu tại sao câutrưng dẫn ấy lấy từ Ga 20, 22-23 lại bỏ sót mộtphần chữ mang theo nhiều ý nghĩa tiềm ẩn; câu viết củaGioan ghi rằng: “Chúa Giêsu thổi hơi vào các ông và bảo: Hãy nhận lấy Thánh Thần…” Tại saolại không nhắc đến cái hơi thổi nhiệm mầu ấy, cái lần duynhất Phúc Âm kể lại sự việc Ðức Kitô thổi hơi vàocác tông đồ của Người?

XỨC DẦU BỆNH NHÂN

Trái lại, là bí tích trợ lực, là bí tích mang lại sứcmạnh của Thiên Chúa và của Thần Khí Ngườicho người yếu đau, kiệt lực, phép Xức dầu bệnh nhân biểu thị rõ sự hiện diện và tác động của ThánhThần. Hai cử chỉ đặt tay và xức dầu thánh nói lênviệc Thần Khí ngự đến và đi sâu vào trong cõilòng con người. Trong số 1513, CGLM ghi lại côngthức mới của bí tích Xức dầu:

“Nhờ phép xức dầu thánh này, xin Chúanhân từ ban cho con ơn an ủi của Thánh Thần. Vàbởi Người đã giải thoát con khỏi tội lỗi,thì xin Người cũng cứu rỗi và nâng đỡ con.”

Linh mục hoặc (trong các trường hợp cử hành chung)các linh mục ban bí tích “cầu nguyện cho các bệnh nhântrong đức tin của Giáo hội: đó chính là kinh khẩn cầu(epiclesis) của riêng bí tích này” (số 1519).Cuối cùng, giữa những hoa trái bí tích mang lại,trước hết CGLM đã kể ra (số 1520):

Ân huệ đặc biệt là nhận được ThánhThần. Ơn đầu tiên của bí tích này là ơn trợlực, bình an và can đảm, giúp cho khắc phục được nhữngkhó khăn gặp phải những khi ngã bệnh nặng haylà trong cảnh yếu kém bấp bênh của tuổi già.Ơn này là quà tặng của Thánh Thần do sựviệc Ngài củng cố cho lòng cậy trông và tintưởng vào Thiên Chúa, tăng cường nghị lực để cósức mà chống lại những cám dỗ của ác thần,cám dỗ ngã lòng và hoảng sợ trước cảnhchết. Với ơn trợ giúp ấy, Chúa muốn dùng sức mạnh củaThần Khí Người mà làm cho bệnh nhân được khỏemạnh phần hồn và cả phần xác nữa, nếu đó quảlà ý Chúa. Ngoài ra, “nếu người ấy có tội,thì sẽ được Chúa thứ tha” (Gc 5,15).Như bí tích Thêm sức đã làm trong buổi đầu đờisống kitô, thì cũng thế, vào chặng cuối cuộc đờikitô hay là trong những lúc gặp hiểm nguy sống còngiữa đường đời, bí tích Xức dầu nêu bật cho thấyvai trò của Thánh Thần.

CHỨC THÁNH

Trong bí tích Chức thánhgồm ba trật bậc làgiám mục, linh mục và phó tế —vai trò Thánh Thầnđóng giữ, là vai trò nào? CGLM đề xuấtngay một khuôn mẫu suy tư thích đáng với lời tuyênbố nói rằng: bí tích Truyền chức “trao ban ơn Thánh Thầnlàm cho có đủ tư cách hành sử chức quyền thánh,là quyền chính Ðức Kitô thông ban qua Giáo hội” (số1538).

Trình bày về giám mục và linh mục, CGLM chỉ trích dẫn các văn bản của Vaticanô II giớithiệu hai thừa tác vụ này như là phát nguyên từThánh Thần và hằng được sinh lực của Ngài làmcho sống động. Chỉ xin ghi lại một vài đoạn viết như sautrong CGLM:

Ðể họ có đủ sức năng chu toàn sứ mạngcao cả, “các tông đồ đã được Ðức Kitô làmcho nên phong phú với ơn Thánh Thần ban xuống tràn đầytrên các ngài; rồi chính các ngài, qua việc đặt tay,lại chuyển trao cho các người cộng sự của mình ânhuệ thiêng liêng ấy, để ơn này được thông truyền đếntận chúng ta qua phép truyền chức giám mục (Lumen gentium, 21)” (số 1556).

“Nhờ Thánh Thần các ngài lãnh nhận,các giám mục đã được đặt làm thầy dạy đức tin, làmchánh tế và chủ chăn thực thụ và chính thức (ChristusDominus, 2)” (số 1558).

“Chức tư tế của các linh mục… được traoban qua một bí tích riêng, có sức ghi dấu vào trong cácngài bằng một ấn tích đặc biệt, qua việc Thánh Thần xứcdầu, và làm cho các ngài nên giống Ðức Kitô-Linhmục để nhờ đó các ngài có được quyền nhân danh chínhÐức Kitô là Ðầu mà hành động (PresbyterorumOrdinis, 2) (số 1563).

Trái lại, trong ba số 1569-1571 bàn về phép Truyền chứcvà thừa tác vụ phó tế, đáng tiếc là không cómột lời nào trực tiếp đề cập đến Thánh Thần, màchỉ đọc thấy một câu trích dẫn lấy từ Vaticanô IIra (Ad Gentes, 16) nhắc lại rằng các phó tế “đượccủng cố qua việc đặt tay lưu truyền từ thời cáctông đồ” (số 1571); quả vậy, chính các ngài đãđặt tay cho bảy người “đầy Thần Khí và khônngoan” (Cv 6,1-6).

Giới thiệu phụng vụ bí tích Chức thánh với những lờilẽ rất xác đáng, CGLM đã nhận định như sau vềcả ba trật bậc của chức tư tế:

Nghi thức chủ yếu cho cả ba trậtbậc của bí tích Chức thánh, hệ tại ở việc giám mụcđặt tay trên đầu người chịu chức, cũng như ở lờikinh thánh hiến đặc thù cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ ThánhThần Người xuống và rộng ban những ơn thích đángđối với việc thi hành thừa tác vụ mà ứng viênchịu chức thánh lãnh nhận (số 1573).

Cuối cùng, trong phần bàn về các hiệu quả củabí tích, CGLM viết rằng “bí tích này ban ơn đặcbiệt của Thánh Thần mà làm cho (ứng viên chịuchức thánh) nên giống Ðức Kitô, hầu làm khí cụ củaNgười cho Giáo hội” (số 1581). Lời khẳng định hayđẹp ấy phù hợp với cả ba bậc thừa tác vụ giámmục, linh mục và phó tế. Nói cho chính xác hơn, bí tíchChức thánh mang lại hai hiệu quả: một đàng là “ấn tích không tẩy xóa được” mà CGLM giớithiệu với nhiều trích dẫn rút từ công đồng Trentô,và đàng khác là “ơn Thánh Thần” được trìnhbày với những trưng dẫn lấy từ Phúc Âmvà phụng vụ. Tuy nhiên, có một vấn đề không thể khôngđặt ra, đó là: nếu “ơn Thánh Thần đặc trưng củabí tích này là làm cho nên giống Ðức Kitô Linhmục, Thầy dạy và Mục tử mà người chịu chứcthánh được đặt làm thừa tác viên” (số 1585), thìơn ấy tương ứng đúng với các chức năng của giám mụcvà linh mục, nhưng lại không phù hợp với chức năngcủa phó tế, vì phó tế không phải là tư tế, vàchỉ là người phục vụ chứ không phải là thầydạy, và không thường xuyên đóng giữ một vai tròmục tử. Dù vậy, thì vẫn có một mối liên hệ chặtchẽ —hay một mạng những mối liên hệ —giữaphó tế và Thánh Thần, như hằng thấy rõ ở trongnghi thức truyền chức phó tế.

Tóm lại, CGLM đã trình bày một cách thỏađáng về tác động của Thánh Thần trong bí tích Chức thánhvà trong thừa tác vụ của giám mục và linhmục, cho dù có tỏ ra không mấy sáng tạo khi bàn đến chức phó tế theo thể dạng phục hồi mà công đồngVaticanô II đã miêu trình.

HÔN PHỐI

Hàng thế kỷ qua, bên Tây phương, bí tích Hôn phối được cử hành mà không bao giờ nghe nhắc gìđến Thánh Thần, trong khi đó, chắc hẳn Thần Khí tình yêu,Thần Khí dũng lực và thành tín không thể nàovắng mặt được ở trong tình phối kết giữa một ngườinam và một người nữ yêu thương nhau thật dùvẫn biết rõ cảnh sống bấp bênh của cuộc đờimình. Cho đến năm 1991, mới đọc thấy được một lời ấpúng khẩn nguyện Thánh Linh (epiclesis) ở trong bảnmới của cuốn Nghi thức Rôma về hôn phối (chưa được phổbiến nhiều trong các thứ tiếng địa phương). Vì thế, độc giảsẽ không khỏi bỡ ngỡ thán phục… cũng như hy vọng nhiều cho tương lai, khi đọc thấy đoạn viết sauđây trong CGLM:

Những nghi thức khác nhau trong phụng vụ cửhành hôn phối đều có chứa đựng nhiều lời nguyệnchúc tụng và khẩn cầu để xin Thiên Chúa ban ơn thánhvà chúc lành cho đôi tân hôn, đặc biệt là chongười vợ. Kinh khẩn cầu (epiclesis) của bí tíchnày, nguyện xin cho đôi tân hôn nhận được Thánh Thần,là mối hiệp thông tình yêu giữa Ðức Kitô và Hộithánh. Chính Người là dấu ấn của giao ước giữahọ, là nguồn suối sinh khí hằng tiếp trợ cho tình yêucủa họ, là sức mạnh hằng đỡ nâng lòng tíntrung nơi họ (số 1624).

Về điểm này cũng như trong một số điểm khác, CGLM đã đi trước thực tế, và đã lấy phong cách tiêntri mà xác định. Từ đó, có thể rút tỉa một nhận địnhchung để nói rằng CGLM quả đã mở ra mộtviễn cảnh lạc quan. Nếu trong một số bí tích, CGLMđã nói lên rõ hoạt động của Thánh Thần, thì trongmột vài bí tích khác, còn nhiều điều cần phảiđược nói lên về hoạt động ấy. Nhưng rồi quyền năng củaThần Khí, hằng hoạt động ở trong cuộc sống Giáo hội vàtrong đời sống các kitô hữu, cũng sẽ đi đếnchỗ khắc phục xong những trì trệ và quên sót.Ðược dành trọn để giới thiệu “Thánh Thần và Giáohội trong phụng vụ” (các số 1091-1109), bốn trang viếtmạnh mẽ của phần bàn về kế hoạch bí tích, sớmmuộn gì rồi cũng sẽ được ứng dụng trọn vẹn vàotrong phần huấn giáo về các bí tích và về từng bítích một, không trừ một bí tích nào.

III. Ý KIẾN ÐỀ NGHỊ CHO ÐỢT TÁI BẢN SẮP TỚI

Những trang viết trên đây đã cố gắng nêu rõ tínhchất phong phú của giáo huấn CGLM dạy về cácbí tích, cũng như lưu ý về những điểm thiếu sót haythiếu nhất quán, thiếu liên tục gặp thấy trong văn bảncủa giáo huấn: những điểm thiếu sót sẽ có thểvà sẽ phải được sửa chữa trong đợt táibản đã dự kiến. Như đã thấy, đáng chú ý hơn hếtlà tình trạng rời rạc, thiếu nhất quán/liên tục giữaphần một (trình bày về kế hoạch bí tích) và phần hai(giới thiệu từng bí tích một). Còn những bỏsót đáng quan tâm nhất thì chủ yếu xoay quanh điểm nàylà sự hiện diện của mầu nhiệm vượt qua và củaThánh Thần đã không được nhắc đến hay không được nhắcđến cho đủ trong một số trường hợp giới thiệu riêngvề từng bí tích. Tiếp theo sau những nhận định chungvừa nói, xin được ghi thêm ra đây những nhận xét vàđề nghị cụ thể hơn: những đề nghị trực tiếp liên quanđến một hay một nhóm bí tích.

Ba bí tích khai tâm kitô được trình bày theo thứ tựcổ điển: Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể, vàCGLM đã để lộ rõ thái độ thán phục đốivới thứ tự diễn tiến ấy (số 1212). Nhưng CGLM đãquên đi rằng bên Tây phương, lộ trình tốt đẹp ấy thườngthì không phải là lộ trình diễn ra trong thực tế,và việc khai tâm kitô thực ra chỉ được tiến hành mộtcách chắp nối: trẻ thơ được rửa tội một vài tuầnhay một vài tháng sau khi sinh ra; trẻ em 7/8 tuổi đượcchịu lễ, nhưng trước khi chịu lễ lần đầu như thế, cácem phải đi xưng tội; cuối cùng, lúc lên 10 và 18tuổi, các thanh thiếu niên được chịu bí tích Thêm sức, nhưngtrước đó cũng phải đi xưng tội (số 1310). Như vậy,trong thực tế, lộ trình khai tâm kitô gồm có 5 giai đoạn:Rửa tội, Cáo giải, Thánh Thể, Cáo giải trởlại, và Thêm sức. Thế là, phần diễn giảngcao đẹp mà CGLM đưa ra nhằm mục đích xây dựng mộtnền thần học bí tích dựa trên nền tảng của lề lốicử hành cụ thể của chính các bí tích, chỉ cònxem ra như là một lời bàn bấp bênh và trừutượng.

Quy trình theo đó CGLM đã khai triển phần trìnhbày về bí tích Thêm sức, cho thấy có hai điều cầnđiều chỉnh, đó là: thứ nhất, nên bắt đầu chương trìnhbày bằng câu hỏi: “Bí tích này tên là gì?”nhưng không rõ tại sao câu hỏi đó lại bị bỏ mấtđi, trong khi văn bản vẫn kể ra ba danh hiệu sau đâyđược dùng để gọi bí tích: xức dầu thánh, myron [4]vàthêm sức; và lưu ý cho thấy là mỗi danh xưng đềucó một ý nghĩa và tầm giá trị riêng. Thứ hai, nên xếpphần bàn “những hiệu quả của bí tích Thêmsức” ở phần cuối chương giới thiệu bí tích, như trongtrường hợp các bí tích khác, chứ không phải làđặt trước phần bàn về chủ thể và thừa tácviên như hiện thấy trong văn bản của CGLM.

Liên quan đến bí tích Thánh Thể, bài viết đãcó dịp nêu lên sự việc mầu nhiệm vượt qua đã bị che khuấtmất đi trong phần chịu lễ: phần này được giới thiệuvới tựa đề đầy hứa hẹn này là “bữa tiệcvượt qua,” nhưng lời hứa đã không được giữ,vì văn bản diễn giải đã không nhắc gì đếnviệc tín hữu thông dự vào trong cuộc lễ vượt quacủa Ðức Kitô. Bài viết cũng đã nêu lên nhữngđiểm yếu và những đoạn thiếu nhất quán hay rờirạc trong văn bản viết về hoạt động của Thánh Thầntrong bí tích này. CGLM khẳng định rằng phầnkhẩn cầu (epiclesis) trong Kinh Tạ ơn, nguyện xin ThầnKhí xuống trên bánh và rượu để dùng quyền năng củaNgười mà biến chúng thành Mình và Máu ÐứcKitô, và nhắc lại rằng một số truyền thống phụng vụ(đông phương) đặt kinh khẩn cầu ấy vào sau lúc truyềnphép và sau kinh hồi niệm (số 1353); nhưng, một vàitrang sau đó, CGLM đã lấy nguyên lại dạng giáohuấn cổ điển nhất của Tây phương —một thể dạng giáohuấn không hề biết đánh giá cho đúng mực tầm quan trọngcủa kinh khẩn cầu và qua đó, của vai trò ThầnKhí đóng giữ —để viết rằng: “sự hiện diện bítích của Ðức Kitô bắt đầu lúc truyền phép” (số 1377).Quyền năng của Thần Khí dù có sức biến đổi bánhvà rượu, thì cũng chưa biến đổi hoàn toàn nổinão trạng con người!

Một cuộc biến đổi não trạng và ngôn ngữ cũngxem ra cần thiết đối với việc chịu lễ dưới hình bánh vàhình rượu (mà CGLM vẫn gọi là chịu lễ“dưới hai hình thức” dù đa số người kitô khôngcòn hiểu thuật ngữ thần học ấy muốn nói gì). ÐứcKitô đã thiết lập Thánh Thể với hai dấu chỉ bánh vàrượu, và trong Phúc Âm, Người tuyên bố rằng: “Nếucác ông không ăn thịt và uống máu Con Người, cácông không có sự sống nơi mình… vì thịt tôi thật là củaăn và máu tôi thật là của uống”(Ga 6,53-55).Thế thì, những lời mạnh mẽ ấy cũng cònnghe ra “quá chướng tai” đối với các kitô hữu lễđiển Latinh, hệt như đối với những người xưa kia khinghe Ðức Giêsu diễn giảng như thế hay sao? CGLMnhận là “chịu lễ dưới hai hình sẽ làm choviệc chịu lễ nên trọn vẹn hơn” (số 1390), nhưng, trướcđó, CGLM đã xác định rằng “rước lễ dướihình thức bánh không thôi, cũng đủ để lãnh nhậnđược hết hoa trái ân sủng của Thánh Thể,” vàrằng “vì lý do mục vụ, cách chịu lễ như thế đãchính đáng trở thành cách thức thông thường nhấttrong lễ điển Latinh” (cùng một số 1390). Vậy thìkhông còn cần phải đặt nặng vấn đề đối với nhữnglời Ðức Kitô đã nói, và những dấu chỉ chínhNgười đã chọn nữa hay sao?

Cuối cùng, nếu đã thực sự chọn được một lập trườngđúng đắn, tức là quyết xây dựng một nền thần học bítích cả trên những dữ liệu Kinh Thánh lẫn trênquy cách cụ thể của việc cử hành các bí tích,thì làm sao có thể cắt nghĩa được sự kiện CGLM 1992 đã không hề đề cập gì đến việc đồng tế ThánhLễ? Từ đồng tế không có mặt ở trong bảngmục lục, và cả ở trong văn bản cũng không.Trong khi đó, từ ba nươi năm nay (tháng tư 1965), công đồngVaticanô II đã phục hồi việc đồng tế, và nhờđó nhiều linh mục và tín hữu đã canh tân đượccách sống mầu nhiệm Thánh Thể của mình. Vậy thì làmsao hiểu nổi sự việc CGLM đã hoàn toànbỏ quên, không nói gì đến việc đó! Quả đó làmột thiếu sót trầm trọng mà đợt tái bản sắp tớikhông thể bỏ sót mà không bổ khuyết được.

Tuy nhiên, phần cần phải sửa đổi tận căn nhất chínhlà phần viết về bí tích Sám hối và Hòa giải, đến độ nếu chỉ phải nhận định về phần này không thôi,thì cũng đáng để làm một cuộc nghiên cứu sâu rộng.Hẳn là có người sẽ tọc mạch muốn tìm cho biếtvề quá trình soạn thảo và hình thành chương sáchnày. Cấu trúc của nó khác hẳn với cấu trúc nhữngchương trình bày về các bí tích khác. Có hai lỗi lầmtrong cách xếp đặt cấu trúc đã làm cho chương vừanói bị xáo trộn. Lỗi lầm thứ nhất: không giống như trongcác chương viết về các bí tích khác, trong chương giới thiệubí tích Cáo giải, không có phần nghiên cứu về các dữkiện Kinh Thánh: “Tội lỗi và sự tha thứ trong kếhoạc cứu độ.” Mà đâu phải Kinh Thánh không nóigì đến tội lỗi: hầu như trang nào trong Kinh Thánh cũngđối diện với vấn đề tội lỗi và với thái độ ThiênChúa ứng sử với tội lỗi, từ trình thuật về sangã của Ađam và Evà bị trục xuất ra khỏiđịa đàng, cho tới câu chuyện về người trộm lành,có tài “ăn trộm thiên đàng,” được phúc ngheÐức Kitô nói cho biết là: “Hôm nay anh sẽ đượcở với tôi trên thiên đàng.” Có vì phải locho kế hoạch tiết kiệm mà phải gạt bỏ mất đikế hoạch cứu độ? Toàn bộ suy tư và toàn bộ huấngiáo về bí tích Cáo giải, rút ra từ suy tư ấy, đềuthiếu hẳn nền tảng Kinh Thánh, thiếu hẳn hiểu biết vềthái độ của Thiên Chúa và Ðức Giêsu, Con củaNgười, đối với dân tình tội lỗi và con ngườitội phạm. Ðã đành là đây đó có đọc thấy nhữngchi tiết nói tới lịch sử về lòng nhân hậu vàthứ tha của Thiên Chúa, nhưng chúng chỉ được nêu lên mộtcách ngang ngửa lộn xộn, phân tán rời rạc, khôngtheo một trật tự nào cả. Mong rằng trũng thiếusót trầm trọng ấy rồi cũng sẽ được lấp đầy.

Lỗi lầm thứ hai: là đã đợi cho đến cuối cùngtức là sau một phần dài rộng bàn về ânxá đại xá —rồi mới miêu trình về cách thức cử hànhbí tích, và chỉ miêu trình qua loa trong một trang viết. Trongtrường hợp các bí tích khác, đặc biệt là ba bí tíchkhai tâm, việc cử hành phụng vụ bí tích được trìnhbày ngay sau phần bàn về kế hoạch cứu độ, vàdựa theo cơ sở hai chiều kích ấy, tức là Kinh Thánhvà phụng vụ, CGLM đã có thể phác thảora được cả một thể dạng thần học và một mẫuhuấn giáo vững chắc. Còn trong trường hợp củabí tích Cáo giải, thì không có phần nói về quá trình hìnhthành ở trong Kinh Thánh, và cho đến cuối cùngmới đọc thấy phần miêu trình về phụng vụ. Ðiều đó có nghĩarằng suy tư thần học và giáo lý đã không được đặttrên cơ sở dữ liệu Kinh Thánh và kinh nghiệm phụngvụ, mà chỉ đâm rễ và múc sức hơi… từ trongcác khoản giáo huấn của công đồng Trentô, vàtừ trong Sách Giáo Lý Rôma ấn hành năm 1566,được trưng dẫn rất nhiều nơi phần chú thích cuối trang.

Mới đây, sau khi đối chiếu CGLM với Sách Nghi thứcsám hối, một chuyên gia phụng vụ người Ý đã nhậnđịnh rằng CGLM chỉ nhìn vấn đề theo viễn cảnhăn năn tội cách trọn hay không trọn (ái hối/úy hối), cònSách Nghi thức thì nhờ biết ứng đáp thích đáng cung cáchcụ thể của việc cử hành bí tích, nên đã nắmvững được tinh thần metanoia của Phúc Âmlàm mạch chủ yếu, bởi vì đó là điều kiện tiên quyết để được vào (hay vào lại) trong vương quốccủa Ðức Kitô. [5]

Xin được góp thêm một số đề nghị về bí tích Truyền chứcthánh. Từ nhiều thế kỷ nay, có một vấn đề thuậtngữ thường được đặt ra cho tên gọi của bí tíchnày. Thần học, môn huấn giáo, giáo luật và cả CGLM nữa, đều gọi bí tích này bằng danh xưngsacramentum ordinis, sacrement de l’ordre, v.v… Trong ngônngữ thông thường, từ ordo có nghĩa là“thứ tự,” “trật tự,” “tập đoàn/thể,”“giới,” “hội,” “nhóm,” v.v… như chínhCGLM đã nhắc lại rất đúng trong các số 1537-1538.Vậy, nếu muốn diễn đạt cho chính xác và rõ ràng,thì cần phải gọi là bí tích Truyền chức (sacrementde l’ordination).

Một nhận xét khác liên quan đến cách thức CGLM trìnhbày về chức phó tế. Công đồng Vaticanô II đã phụchồi nội dung và ý nghĩa của thừa tác vụ phó tế,và đã cho phép được có những phó tế vĩnh viễn(hiện nay trong toàn thế giới, có lối 20.000 phó tế vĩnh viễn). Dù có ca ngợi việc tái lập này củacông đồng, và đề ra một số công thức thích đáng có giátrị đối với việc truyền chức phó tế cũng như đối vớiviệc truyền chức linh mục hay giám mục, thì CGLM cũngvẫn thường suy nghĩ theo viễn cảnh của mộtchức tư tế không bao gồm các phó tế. Như thế, thì có ứngđáp đúng mức hay không lòng mong ước muốn được đọc thấyở trong CGLM một hướng suy tư đặc thù, mớimẽ hơn và sâu sắc hơn, về thừa tác vụ phó tế?

* * *

Còn có thể đề nghị thêm nhiều ý kiến khác nữa. Tuynhiên, cũng nên lưu ý rằng một cuốn sách được soạn thảotheo phương thức làm việc tập thể và để cho toànthể Giáo hội công giáo cùng dùng, thì không thể nào xử lý cho hết mọi nhận xét và đề nghị được. Chúngtôi chỉ muốn lợi dụng dịp chuẩn bị đợt tái bản sắp tớiđã được loan báo của CGLM, để nêu bật nhữngđiểm son của Bộ Tổng luận giáo lý này, cũng nhưđể đề nghị vào một thời điểm thuận lợi, một số ýkiến mà chúng tôi nghĩ là hợp lý, nhằm góp phầnvào trong nỗ lực làm cho công tác giới thiệu giáolý về bí tích, được cân bằng hơn —và trong một sốđiểm, được nhất quán hơn —bởi vì đó là phần giáolý đóng giữ một vai trò lớn trong việc mời gọivà giúp cho hết mọi tín hữu kitô gặt hái tốt đẹp“những hoa trái phát sinh từ mầu nhiệm vượt quacủa Ðức Kitô, trong việc cử hành phụng vụ bí tíchcủa Giáo hội” (số 1076).

Philippe Rouillard, o.s.b. [1]

[Felipe Gómez Ngô Minh trình dịch, HTTH SỐ 13&14, NĂM THỨ NĂM (1995)]

—————————————–

[1] Tác giả làm giáosư thần học tại Học viện Ateneo Anselmiano, Roma. Bài viếtnguyên văn tiếng Pháp, tựa đề “La présentation des sacrementsdans le CATÉCHISME DE L’ÉGLISE CATHOLIQUE, đăngtrong tạp chí ESPRIT ET VIE số 16 (20 tháng 4, 1995) 225-236.

[2] CGLMmuốn ám chỉ đến Kinh tạ ơn I trong Sách lễ Roma, số 90,theo bản tiếng Pháp, Ðức và một vài thứ tiếngkhác; còn trong bản tiếng Latinh, Anh, Tây ban nha, ViệtNam, v.v… thì khác.

[3] Ðộc giả sẽ ngạc nhiên khi thấy là trong số 1390, CGLMđã thoáng để lộ ra lập trường ủng hộ lề lốithực hành của lễ điển Latinh cho chịu lễ chỉdưới một mình hình bánh mà thôi. Rất may là còncó số 1412 để được đọc thấy một lối trình bày chính xáchơn.

[4] từ Hy lạp này có nghĩa là dầu thơm.

[5] E. Mazza, “Il sacramento della penitenza.Un confronto tra il Catechismo della Chiesa cattolica e il Rito dellapenitenza,” trong Rivista liturgica 81 (1994) 782-797.

Exit mobile version