Bằng chứng Phêrô là Giáo hoàng tiên khởi

Trước khi nêu lên các bằng chứng tạm gọi là ”thứ yếu”, tôi xin trưng BẰNG CHỨNG chủ yếu rằng, để lập nên Giáo Hội của Ngài, Chúa Giêsu chọn ông Ximon làm ĐÁ như sau:

I. BẰNG CHỨNG CHỦ YẾU

CÒN Ta, Ta bảo con: “Con là Ðá trên đá ấy, Ta sẽ xây Giáo Hội của Ta,… (And I tell you, you are Peter, and on this rock I will build my church,… – Et moi, je te dis que tu es Pierre,et que, sur cette pierre, je bâtirai mon Église,… – Ich aber sage dir: Du bist Petrus und auf diesen Felsen werde ich meine Kirche bauen,… (1) Κἀγὼ δέ σοι λέγω, ὅτι σὺ εἶ Πέτροσ, καὶ ἐπὶ ταύτῃ τῇ πέτρᾳ οἰκοδομήσω μου τὴν ἐκκλησίαν,… – Et ego dico tibi: Tu es Petrus, et super hanc petram aedificabo Ecclesiam meam;…” (Mathêô 16, 18)


Để làm sáng tỏ ”Thánh Ý An Bài” (Disposition Divine) của Chúa qua việc chọn ông Ximon, thiết tưởng phải phân tích từ ngữ, văn phạm trong LỜI CHÚA phán vừa nêu. Đồng thời, cũng cần nói rõ LÝ DO NÀO mà Chúa lại ”KẾT” ông Ximon đến thế!


Phân tích từ ĐÁvà từsau đó

a. Ý nghĩa của chữ ĐÁ


Biệt Danh này được dịch từ chữ ”Céphas” (Kephas) là gốc tiếng Aram. Không phải đột nhiên Chúa ”cải danh” cho ông Ximon, mà, trước đó, Ngài đã nói ngay cho ông ta biết ông sẽ mang DANH XƯNG này khi ông Anrê dẫn ông Ximon đến với Chúa. Ngài nhìn ông Ximon và nói: ”Con là Ximon, con của Gioan, con sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá.” (Gioan 1, 42)

b. Giá trị của ý nghĩa ĐÁ


Lời Chúa là Sự Thật. Vậy, xin đừng ”khướt từ” Lời Ngài và cũng đừng tùy tiện diễn giải sai rằng, qua Mathêô 16, 18, Chúa có ý nói Ximon là viên đá (nhỏ), còn Chúa là Đá Đỉnh Góc thì Ximon không thể là Đá để Ngài xây Giáo Hội trên đó. Cũng xin đừng lập luận rằng chữ ”đá nầy” (chứ không phải ”đá ấy”) là Lời Chúa nói và đưa tay chỉ vào ngực Ngài để ”dằn mặt cái anh chàng tên Đá mới chân ướt, chân ráo, chân trong, chân ngoài, mắt nhắm, mắt mở” đứng nghe Chúa phán về Ngài là ai! Tôi đã từng ”được” người kia đến nhà ”giảng dạy” như thế. Thật không đúng với môn ”luận lý học” tí nào bởi lẽ người thường chưa lập luận như vậy, huống chi là Chúa.

c. Tại sao chữ Hy-lạppetra: đá”, mà biệt danh của Ximon làPetros”?


Chữ ”petra” có giống cái (feminin). Ông Ximon là người nam thì Chúa dùng chữ Petros có giống đực (masculin). Bằng không, thiên hạ ”bàn tán” về người nam mà lại mang tên của người nữ! Vì lý do đó mà ”petra” của Latinh thành Petrus! Nhiều cô mang quý danh Paula, chứ không phải Paulus!

d. Tại sao Chúa kếtông Ximon đến thế?


Xin đọc kỹ Tin Mừng theo Thánh Mathêô 16, 13-17 thì biết lý do rằng ”người ta” đoán trật lất Chúa là ai; còn ông Ximôn thì trả lời Chúa thật chí lý: ”Ngài là (Chúa) Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Chúa khen ông ta lập tức: ”Ximon, Baryôna, con có phúc; vì không phải thịt và máu đã mạc khải điều ấy cho con, mà Cha Ta ở trên Trời!”

Như vậy, Cha trên Trời là ĐẤNG KHAI TÂM (tâm-linh nhãn-mạc khải) cho ông Ximon biết Chúa Giêsu là ai! Và rõ ràng chữ CÒN (κἀγὼ, đọc là /kagō/) trong câu ”CÒN Ta, Ta bảo con: Con là Đá … Κἀγὼ δέ σοι λέγω, ὅτι σὺ εἶ Πέτροσ” có giá trị là nối (liên kết) ý câu này với câu Chúa khen ông Ximon ngay trước đó. Người Đức dịch chữ ”κἀγὼ” là ”andererseits, andrerseits, aber”; còn tiếng Anh, Pháp thì ”and, et”; Latinh là ”et, autem: còn, mặt khác, nhưng”. Xin giải thích thêm như sau:Cha Ta mạc khải cho con vậy đó. Còn Ta, (Mặt khác, Về phần Ta,) Ta nói với con thế nầy: …” Như vậy, những từ nối vừa nêu chứng tỏ rằng ”Ý Cha thể hiện dưới đất (qua ông Ximon, nhất là qua Con của Cha) đều làm cho Danh Cha cả sáng”, rằng ”những gì Cha làm thì Con cũng làm như thế.” (Gioan 5, 19), rằng ”Cha với Con là một, bất khả phân ly trong Toàn Trí.”

e. Ý nghĩa của chữ VÀ sau chữ ĐÁ


Chữ VÀ trong câu ”Con là ĐÁ, trên đá ấy Ta sẽ xây Giáo Hội của Ta.” là liên từ (conjonction de coordination) có nghĩa ”VÌ THẾ; VÌ VẬY; CHO NÊN; BỞI LẼ ĐÓ”! Xin nêu ví dụ: ”Năm xưa, Trinh Nữ Maria xin vâng; VÀ Lời đã nhập thể trong Lòng Trinh Nữ. = Năm xưa, Trinh Nữ Maria xin vâng; CHO NÊN Lời đã nhập thể trong Lòng Trinh Nữ.”

Khi gọi ông Ximon là Đá mà Chúa sẽ xây Giáo Hội trên đó, Ngài còn nói tiếp câu sau đây có chữ VÀ với ý nghĩa như đã nêu: ”VÀ / CHO NÊN quyền môn âm phủ sẽ không thắng nổi Giáo Hội ấy.”

Cách đây khá lâu, trong Kỳ Đại Hội của người Việt Công Giáo tại Đức, tôi ngồi thưa chuyện với Đức Ông Phương ở ”nhà cơm” thể này: ”Thưa Đức Ông, xin Đức Ông vui lòng trình bày giúp con với Vatican và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam rằng chúng ta nên hát như sau: Này con là Đá ”NÊN TRÊN” đá này Ta xây Giáo Hội … thay vì ”TRÊN VIÊN” đá này… bởi lẽ chữ VÀ có nghĩa là NÊN. Vả lại, ”Phêrô” là Đá, là khái niệm (notion) ĐÁ nói chung, không phải ”viên” bởi vì Giáo Hội thì LỚN theo nghĩa đen và bóng. Mà chỉ có ”một” viên thì xây làm sao được Giáo Hội!” Nghe vậy, Đức Ông Phương cười tán thành, bắt tay tôi và đề nghị tôi viết, thưa như thế, như kia với …


g
. Chúa giao Chìa Khóa Nước Trời cho ông Phêrô


Ngoài việc bổ nhiệm ông Ximon làm Thủ Lĩnh và khẳng định sức mạnh của Giáo Hội do Chúa lập nên, mà Ngài là ĐẦU, Giáo Hội là MÌNH của Chúa Kitô, là Eva mới, Ngài còn hứa giao cho ông ta quyền phán quyết theo Thiên Chúa là Công-Chân Lý, Tình Yêu, Đại Lượng … như sau: ”Ta sẽ trao CÁC chìa khóa Nước Trời cho con, VÀ điều gì con cầm buộc dưới đất thì trên Trời cũng cầm buộc, VÀ điều gì con tháo mở dưới đất thì trên Trời cũng tháo mở.”

Xin lưu ý rằng chữ VÀ trong câu trên cũng có nghĩa như trong phần e CHO NÊN, rằng từ ”chìa khóa” ở số nhiều (plural, pluriel: I will give you the keys of the kingdom of heaven …). Như vậy, Giáo Hoàng có thể trao cho từng Cộng Tác Viên của ngài từng chìa khóa với từng bổn phận và trách nhiệm khác nhau.

II. BẰNG CHỨNG QUAN TRỌNG KHÁC

Từ khi phục sinh, Chúa đã tỏ mình ra hai lần cho các Tông Đồ. Và đây là lần thứ ba rất quan trọng bởi vì, trong lần này, Chúa công khai cho mọi người biết Ximon là Thủ Lĩnh của Giáo Hội như sau:

”Khi họ đã lót lòng rồi, Chúa Giêsu nói với Ximon Phêrô: “Ximon, con của Gioan, con có mến Ta hơn các người này không?” Ông thưa Ngài: “Vâng, lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa!” Chúa Giêsu nói với ông: “Hãy CHĂN DẮT chiên của Ta!” Lần thứ hai, Ngài lại nói với ông: “Ximon, con của Gioan, con có mến Ta không?” Ông thưa Ngài: “Vâng, lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa!” Ngài nói với ông: “Hãy CHĂN DẮT cừu của Ta!” Lần thứ ba, Ngài nói với ông: “Ximon, con của Gioan, con có yêu mến Ta không?” Phêrô buồn vì Ngài đã hỏi đến lần thứ ba: Con có yêu mến Ta không? Và ông thưa Ngài: “Lạy Chúa, Chúa thông biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa!” Chúa Giêsu nói với ông: “Hãy CHĂN NUÔI đàn cừu của Ta!”


Thiết tưởng cũng cần lưu ý đến việc đệ tử Chúa đánh cá suốt đêm mà không bắt được con nào. Nhưng, khi Chúa xuất hiện vào sáng sớm, nghe Lời Ngài dạy thả lưới bên mạng phải của thuyền, đệ tử Ngài không có sức kéo lưới lên vì cá nhiều quá! Còn ông Phêrô cũng bắt được một trăm ba mươi con cá lớn mà lưới không bị rách! Đó là bài học ”RA KHƠI BẮT CÁ NGƯỜI” (Xin xem kỹ bằng chứng ở phần C của III.) trước khi Chúa công khai ”bổ nhiệm” ông Phêrô làm THỦ LĨNH GIÁO HỘI. Sau đó, Ngài còn cho biết rằng ông sẽ phải chết bằng cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Rồi Ngài còn nói với ông: ‘Hãy theo Ta.” (Gioan 21, 19) TheoTađể cho Cộng Tác Viên củaconcũng theo con mà đồng hành vớiTanhư bằng chứng Thánh Gioan đã nêu thế này: ”Phêrô quay lại thấy theo sau có môn đồ Chúa Giêsu mến yêu, người đã nghiêng đầu vào ngực Ngài trong bữa tối và nói: “Thưa Chúa, ai là người sẽ nộp Ngài?” Vậy, Phêrô thấy người ấy thì thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, còn người này thì sao?”

III. CÁC BẰNG CHỨNG PHỤ

A. Nhắc đến PHÊRÔ tức là ông ĐÁ


Chữ ”Phêrô” được ghi ở đầu Danh Sách các Tông Đồ và nhiều nơi khác. Và, trong Tân Ước, danh Xưng mới này cũng được nhắc tới một trăm mười bốn (114) lần! Nhiều lần có các câu như là: Phêrô và những người đi /ở với ông; Chúa Kitô hiện ra với Phêrô và các Tông Đồ khác …”


B
. Diễn từ của Phêrô trong ngày Lễ NĂM MƯƠI


Đó là Lễ Chúa Thánh Thần. THỦ LĨNH Phêrô hiên ngang công bố TIN MỪNG của Chúa Kitô trước Dân Do Thái và Thành Giêrusalem, có câu như sau: “Vậy, tất cả mọi người và toàn Dân Israel phải biết: Nhân Danh Giêsu Kitô, người Nadarét, mà các ông đã đóng đinh vào thập giá, nhưng Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại từ cõi chết. Nhờ Ngài mà người này đứng lành mạnh trước mặt các ông. Ngài là đá, bị thợ xây là các ông loại đi, trở thành đá đỉnh góc.” (TĐCV 4, 10-11) (2)

Nghe xong Diễn Từ của Vị Tân Giáo Hoàng này, người ta ”bị đâm thấu lòng” nên nói với ngài và các tông đồ khác: “Chúng tôi phải làm gì, anh em ơi?” (TĐCV 2, 37) Ông Phêrô bảo họ: “Hãy hối cải, và mỗi người hãy chịu thanh tẩy nhân Danh Chúa Giêsu Kitô để được tha thứ tội lỗi, và các người sẽ được lãnh Ơn Thánh Thần. Vì lời hứa được ban cho con cháu các người và các người, cùng những ai ở xa mà Chúa, Thiên Chúa chúng ta, sẽ kêu gọi.” (TĐCV 2, 37- 39)


C
. Hoa Trái đầu mùa của Ơn Thánh Linh


Người đời nói: ”Nhìn trái biết cây. On connaît l’arbre à ses fruits. – The tree is known by its fruit.” Thật vậy, bất chấp quyền môn của Hỏa Ngục như Chúa đã nói với ông Phêrô, Vườn Cây Giáo Hội, mà Chúa lập trên Đá, sinh Hoa, kết Trái nhờ ơn Chúa, qua LỜI HIỆU TRIỆU của Tân Thủ Lĩnh. Bằng chứng từ Kinh Thánh như sau: ”ÔNG (Phêrô) còn dùng nhiều lời khác nữa mà đoan chứng và khích lệ họ: Hãy để cho mình được cứu thoát khỏi thế hệ tà vạy này! Vậy, những ai đã đón nhận LỜI ÔNG, đã chịu thanh tẩy. Và, trong ngày ấy, có thêm được chừng ba ngàn linh hồn. Họ chuyên cần với giáo huấn của các tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện.Nhưng mối lo sợ xâm nhập mọi người: có lắm điềm thiêng và dấu lạ xảy ra do các tông đồ làm.Các người tin đều coi mọi sự là của chung: đất đai, của cải thì họ bán đi mà phân phát cho mọi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của mình.Ngày ngày, họ đồng tâm nhất trí, chuyên cần đi Ðền Thờ, bẻ bánh ở nhà, chia sẻ của nuôi thân, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân. Và, mỗi ngày, Chúa cho CỘNG ĐOÀN có thêm những người được cứu độ.” (Et, chaque jour, le Seigneur adjoignait à la communauté ceux qui seraient sauvés.) (3) như Lời Chúa Giêsu đã cầu xin với Cha Ngài cho ”họ” NÊN MỘT. Thời gian qua, các Giáo Hoàng đã thực hiện nhiều chuyến Thánh Du theo ý nghĩa tối thượng ấy. Vậy mà Đương Kim Giáo Hoàng bị hiểu lầm là đi ”chiêu mộ, chia rẽ” Anh-Chị-Em ngoài Công Giáo. Ngài làm đúng Lời Chúa trong Kinh Thánh thì là điều đáng được Chúa chúc phúc.

IV. LỜI KẾT


Thiên Chúa là VUA của Vũ Trụ. Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa làm người và là Vua của Dân Do Thái như Ngài tuyên xưng với Thế Quyền hồi ấy, như Philatô cho phép ghi vào tấm biển gắn vào Thập Giá: ”Giêsu Nadarét Vua Do Thái”. (4) Chúa lập nên Giáo Hội của Ngài và, trước khi về Trời, Ngài trao quyền Thủ Lĩnh Giáo Hội ấy cho ÔNG ĐÁ. Tôi lập vườn thì tôi có quyền giao cho người mà tôi tin tưởng để người ấy cai quản, chăm sóc vườn của tôi, huống chi là Chúa Giêsu!!!




Ghi chú
:

1. Thần Học Gia Đức, LM Ferdinand Krenzer, dịch nghĩa chữ ”Petrus” là ”Felsenmann: người Đá” và chữ ”petra” là ”Felsen: đá”.

2. Thánh Phêrô nhắc đến ”đá đỉnh góc” mà Chúa cũng đã nói qua dụ ngôn về ”tá điền vườn nho” (Math. 21, 33-46), mà Cựu Ước đã cho biết trước. (TV 118, 22-23; Ys 28, 16; Za 3, 9 và 4, 7) Cần lưu ý đến mệnh đề liên kết (relative clause) cũng được gọi là mệnh đề tính từ (adjective clause) vốn làm ”nhiệm vụ” bổ nghĩa cho (modifying, modifier of) chữ ”stone: đá” như sau: ”This is the stone which were rejected by you builders, but which has become the head of the corner. –Hic est lapis, qui reprobatus est a vobis aedificatoribus, qui factus est in caput anguli. (Bài khác sẽnói về ý nghĩa sự việc người con của địa chủ vườn nho bị tá điền thủ tiêu.)

3. Động từ ”adjoignait” là ”unissait”: làm cho hợp nhất, làm thành một. Chữ ”communauté” có tiếp đầu ngữ ”com” (cum) là ”chung; với nhau” như Cha Thuấn dịch. Chữ ”cộng đoàn” dịch từ chữ Hy-lạp ”ἐκκλησίᾳ”, đọc là ”eklesia”, thành tiếng Latinh và Pháp là ”ecclesia, Église”, tức Giáo Hội. Bản của Công Giáo và Tin Lành Đức dịch chữ ”seraient” là ”sollten”. Xin xem TĐCV Đoạn 1, 13-26; Đ. 2, 14-47; Đ. 3, 1-26; Đ. 4, 8-22 để thấy sự hiện diện và việc làm của Thánh Phêrô với tư cách là Thủ Lĩnh của ”ἐκκλησίᾳ” TIÊN KHỞI.

4. Giờ đây, trên Thánh Giá còn chữ viết tắt: INRI, mà, hồi nhỏ, tôi tưởng là ”in như ri”! Các mẫu tự ấy do chữ ”Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum”. (Tiếng Latinh viết ”Iesus”, không có mẫu tự J.)

Đức Quốc, 09.7.2011

Đaminh Phan Văn Phước

Exit mobile version