Từ quyết định của Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám quản Tông Tòa Sài Gòn về việc thuyên chuyển cha Giuse Trần Đình Long, quản nhiệm giáo điểm Tin Mừng về Trung tâm Mục vụ của Tổng Giáo phận này đã tạo nên cơn địa chấn dư luận trong những ngày vừa qua tại Việt Nam.
Cũng cần phải nói lại rằng việc thuyên chuyển một linh mục vì lợi ích thiêng liêng và nhu cầu mục vụ là quyết định vốn dĩ rất đúng đắn và khôn ngoan của đấng bản quyền giáo phận sau khi đã tham khảo ý kiến với những vị hữu trách trong Ban Tư vấn.
Những gì được trình bày trong thư mục vụ gửi cộng đoàn dân Chúa thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn đề ngày 22/07/2019, chúng ta thấy rõ những trăn trở của Đấng Bản Quyền tại đây về việc thực hành đời sống đức tin theo như chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam có liên quan trực tiếp đến quyết định thuyên chuyển đang được nêu ra ở đây :
« Chúng tôi nhận thấy Tổng giáo phận của chúng ta cũng đang bị ảnh hưởng bởi một số hiện tượng và thực hành đạo đức không xứng hợp, cụ thể như: […]
– Sự kiện “Giáo điểm Tin Mừng” với những lạm dụng trong cử hành tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót, đặt tay cầu nguyện, chứng từ chữa lành bệnh nhân.
Vì thế, với trách nhiệm chủ chăn, dựa vào giáo huấn của Hội Thánh, chúng tôi gởi đến anh chị em thư mục vụ này nhằm hướng dẫn đời sống đức tin cho mọi thành phần dân Chúa ».
Bên cạnh đó, Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng cũng nêu lên một số chỉ dẫn của HĐGM Việt Nam được đặt trong hoàn cảnh cụ thể được áp dụng cho những gì đang diễn ra tại giáo điểm Tin Mừng:
« – Trong giáo phận, mọi cử hành xin ơn chữa lành đều phải có phép rõ ràng của Bản quyền Giáo phận;
– Không được phép đưa các nghi thức chữa lành vào Thánh lễ và các cử hành Phụng vụ. Phải tránh các hình thức mang tính cuồng loạn, chứng nhân giả, diễn kịch hoặc kích động cảm xúc;
– Việc sử dụng các phương tiện truyền thông, nhất là trực tuyến, trong các cử hành xin ơn chữa lành, phải được Giám mục giáo phận cho phép.
– Trong các cử hành xin ơn chữa lành, nếu ơn được chữa lành xảy ra cho người tham dự, thì phải giữ sự thận trọng cần thiết và tường trình sự việc cho thẩm quyền Hội Thánh ».
Như vậy, với những gì được chia sẻ với mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận trong thư đề ngày 22/07/2019 và văn thư bổ nhiệm đề ngày 29/07/2019 liên quan đến việc thuyên chuyển cha Giuse Trần Đình Long về phục vụ tại Trung tâm Mục vụ, Đức Giám Quản Giuse với tư cách là Đấng Bản Quyền Giáo phận đã cân nhắc đến ích lợi đời sống đức tin và nhu cầu mục vụ trong giáo phận của mình.
Cũng cần nói thêm rằng Giáo hội rất thận trọng trong việc công nhận các phép lạ. Do vậy các tiến trình điều tra là vô cùng kỹ lưỡng và chắc chắn. Như tại Lộ Đức trong suốt 150 năm từ 1858 cho đến năm 2008, chỉ có 70 phép lạ được công nhận, trong đó phép lạ cuối cùng xảy ra vào năm 2008 chỉ mới được công nhận vào năm 2018, sau khi đã được điều tra cẩn thận trong vòng đúng 10 năm ròng. Tính trung bình cứ hai năm thì mới có được một phép lạ xảy ra tại đây.
Trong khi đó, giữa Giáo điểm Tin mừng và Linh địa Lộ Đức thì quá khác biệt : một đàng chỉ mang tầm cỡ cấp giáo phận, một đàng mang tầm cỡ cấp quốc tế được mọi người trên toàn thế giới biết đến. Mỗi ngày có đến hàng vạn khách hành hương trên toàn cầu đổ về Lộ Đức. Nếu gom lượng người này trong vòng hai năm trời thì đông đảo không biết bao nhiêu mà kể. Thế nhưng trong biển người không thể nào đếm nổi ấy được gom tất cả lại trong cả hai năm thì chỉ có vỏn vẹn hai được may mắn nhận được ơn chữa lành.
Như vậy, những chứng từ nhan nhản tại Giáo điểm Tin mừng về ơn được chữa lành cũng như nhận được các ơn đặc biệt khác liệu đã được trình báo theo đúng quy định của thẩm quyền và liệu đã được Giáo hội tiến hành điều tra một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng trong một thời gian đầy đủ chưa ? Với mỗi Kitô hữu chúng ta khi đem vụ việc này ra để phân định thì sẽ thấy được câu trả lời đúng đắn một cách minh nhiên theo đúng lương tâm Kitô giáo.
“…tại Lộ Đức trong suốt 150 năm từ 1858 cho đến năm 2008, chỉ có 70 phép lạ được công nhận…”
Còn cả trăm, cả ngàn, thậm chí cả triệu ơn lành, ơn chữa lành đã xảy ra ở Lộ Đức nhưng không trình báo để được công nhận thì sao? Không phải là phép lạ? Xin giải thích! Cảm ơn!
Thiển nghĩ điều gì đã được kiểm chứng hoặc điều tra kỹ lưỡng mới chính thức công bố là có giá trị khả tín.
Những gì không được kiểm chứng hay điều tra kỹ lưỡng và không chính thức công bố đều không được giáo hội thừa nhận. Tin hay không tin đó là “phép lạ” quyền cá nhân mỗi người.
Điều gì đã được điều trâu kỹ lưỡng và kiểm chứng của giáo hội công bố là khả tín. Ngoài những điều đó giáo hội không nhìn nhận.
Nếu Thiên Chúa sáng tạo con người, thì con người là ai mà có quyền chứng nhận hay không chứng nhận việc làm của Ngài.
Vâng đúng vậy. Nhưng dựa vào đâu để xác nhận đó là việc của Chúa làm ?