Tầm trưa nay, có việc chạy ra Thị Trấn LT.
Đến ngã tư chốt đèn đỏ trong khu công nghiệp huyện N, một hình ảnh ‘khó chịu’ dập ngay vào mắt: Giữa trưa nắng chang chang, một ông già nằm thẳng cẳng như bất động ven lộ ngay góc ngã tư chốt đèn đỏ, trán- má dán nhiều cao dán salonpas, môt cây dù che nửa người phần mặt (x. ảnh)… Một bà sồn sồn đầu đội nón tay cầm nói ‘ăn xin’ khách bộ hành dừng lại khi đèn đỏ.
Hình ảnh trông rất thảm thương….
Nhưng lạ, nhữnghình ảnh thảm thương ‘kiểu lợi dụng’ lòng thương xót, không biết tôn trọng sự sống chính mình, cố tình hủy hoại thân xác để gây thương cảm lại rất… phản cảm đối với tớ, nếu không muôn nói gây thêm bức xúc, khó chịu.
(Tớ đã từng nhẹ dạ- bị lừa do giúp đỡ bằng cảm tính nhiều lần, có lần hàng chục triệu đồng… mới sáng mắt sáng lòng trước những chiêu trò ‘thảm thương’….).
Khi bà sồn sồn đưa nón ‘ăn xin’, dù chưa trực diện tớ, chỉ tới mấy người gần tớ đứng, tớ sắng giọng, có âm điệu lớn, khó chịu
– Sao lại để ông già bệnh tật nằm giữa trưa nắng thế kia ?
Bà sồn sồn cầm nón ăn xin nhìn tớ, không thèm trả lời.
Tớ nhấn thêm:
– Nếu ông già bệnh phải đưa ông đi bênh viện NT gần đây chứ hay gỉa vờ đóng kịch thương tâm để ăn xin ?
Người đàn bà sồn sồn vẫn không trả lời
(Nếu bả trả lời không có tiền đi bệnh viện, tớ sẽ bỏ ngay việc riêng, trực tiếp đưa cụ vào bệnh viện và sẽ tìm cách hỗ trợ viện phí).
– Để hình ảnh phản cảm giữa đường làm xấu mặt đất nước, muốn tôi gọi công an không?
Khi nói tới công an, bà thách thức:
– Công an mới đứng đây đấy, có làm gì đâu !…
Đèn xanh lên, tớ lại tiếp hành trình.
2. Tớ không tin bà sồn sồn bảo công an mới đứng đây. Nếu có tớ nghĩ công an sẽ ra tay ngay không để cảnh phản cảm, kiểu nằm ăn vạ giữa đường xá, giữa những khu công nghiệp sầm uất, làm xấu hình ảnh đất nước.
Lại ngay khu công nghiệp có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư.
Đấy là chưa nói, để ông già nầm nơi nguy hiểm: ngay công ty nhiệt điện, hàng ngày, liên tục 24/24 giờ xả những ông khói đen kịt ô nhiễm vào bầu trời. Tức cạnh ‘cửa nguồn’ xả ô nhiễm…
Có ‘đồng chí’ cho biết nhà máy nhiệt điện này dùng công nghệ thuộc thập niên 70-80 thế kỷ trước.
Lạ hơn, các nước đang bỏ sản xuất nhiệt điện gây ô nhiễm- tàn phá môi trường nặng nề, ngay cả bạn ‘đồng chí’ Trung Quốc cũng đã có quyết định bỏ, nhẽ nào ‘đầy tớ’ ta vốn yêu quý môi trường vì vốn sống trong rừng từng môi trường trong lành, vốn từng tuyên bố ‘không đánh đổi kinh tế lấy môi trường’ sao ta vẫn tồn dùng, ngang nhiên đầy thách thức… dẫu đã –đang… trả giá đắt về môi trường bị tàn phá, ô nhiễm không khí ở Thủ đô, thành Hồ… đang cấp báo động SOS ?!
(Nói đến đây tớ lại nhớ đếm thảm họa môi trường Fomosa vẫn đang được ‘bảo kê’ tàn phá môi trường…)
Lm.Đaminh Hương Quất