Hỏi: Có một lý do nào cho phép một linh mục hát bài Exsultet (Mừng vui lên) không, khi có một một phó tế ở đó và phó tế này có thể hát được bài này, chỉ bởi vì linh mục ấy thích tự làm mà thôi? – L.E., Oxon Hill, Maryland (Mỹ)
Đáp: Chữ đỏ trong sách lễ nói rõ ràng điều này:
“Việc công bố Tin mừng Phục Sinh có thể được thực hiện, trong trường hợp không có Phó tế, bởi chính linh mục hoặc bởi một linh mục đồng tế khác. Tuy nhiên, nếu vì nhu cầu, một ca viên giáo dân có thể hát bài công bố này; trong trường hợp này, các chữ từ “Hợp nhau đây, tôi xin anh chị em rất thân yêu…” đến cuối lời mời gọi được bỏ không hát, cũng như không hát lời chào “Chúa ở cùng anh chị em”.
Chữ đỏ này bao hàm nhiều việc. Một là ai là người ưu tiên để hát bài Exsultet. Và lý do khi cần thiết, một ca viên giáo dân có thể thay thế một linh mục và phó tế, nếu các vị không thể hát bài này.
Hai là, sau khi xem xét mọi điều, thừa tác viên thích hợp và ưu tiên nhất để hát bài Exsultet là thầy phó tế.
Vì vậy, một linh mục không nên thay thế một phó tế đủ trình độ, và chắc chắn không phải chỉ vì linh mục thích được hát bài này.
Tuy nhiên, luôn có thể rằng một phó tế đặc biệt (hay linh mục) đánh giá cao khả năng ca hát của mình, trong khi một linh mục biết âm nhạc nghĩ rằng một bài ca tương đối khó như bài Exsultet vượt ngoài khả năng của người ấy. Vì thế, linh mục có thể quyết định tự mình hát bài Exsultet nhằm tôn trọng buổi cử hành long trọng nhất của năm phụng vụ, và cũng để cứu thầy phó tế một khoảnh khắc bối rối trước toàn bộ cộng đoàn giáo xứ.
Xin mừng lễ Phục Sinh cho tất cả!
* * *
Hỏi: Một độc giả hỏi về việc một linh mục bảo giáo dân ngồi khi nghe đọc bài Thương khó là đúng không?
Đáp: Việc này không được đề cập trong sách lễ chính thức. Đôi khi tôi đã nhìn thấy nó chèn vào như là một chữ đỏ trong các sách lễ được xuất bản riêng, nhưng không ghi thẩm quyền nào cho phép.
Trong khi một người già, hay bất cứ ai gặp khó khăn về thể lý, có thể lựa chọn việc ngồi, nếu việc đứng hoặc quỳ là đặc biệt gánh nặng cho họ, tôi không nghĩ rằng thật là thích hợp – về tinh thần, pháp lý hoặc mục vụ – để mời toàn bộ cộng đoàn ngồi để nghe bài Thương Khó.
Nhiều người trong mọi lứa tuổi dường như có thể đứng hàng giờ, thậm chí cả ngày, để mua vé xem văn nghệ, có mặt tại một sự kiện thể thao, hoặc là những người đầu tiên có được phiên bản cuối cùng của một tiện ích mà họ có thể không thực sự cần.
Do đó, có quá lắm không khi yêu cầu người Công giáo đứng trong 25 phút, hoặc đứng dưới chân Thánh Giá, hiệp cùng Đức Mẹ, và đoàn kết với Chúa Kitô đã chết để cứu chuộc chúng ta? Liệu việc ngồi có là một cử chỉ thích hợp vào thời điểm đọc bài Thương Khó không?
(Nguyễn Trọng Đa, Zenit)