Giáo thuyết về nguyên tội đãdồn Ađam vào lối ngõ tiêu cựcấy. Nhưng, thử hỏi: mang thân phậnlàm người ngửa nghiêng, giớihạn, muôn đời Ađam sẽ khư khưgiữ mãi thái độ bội phản chốnglại Thiên Chúa, hệt như trong trườnghợp của Satan hay sao? Tại sao lại khôngnghĩ rằng ông cũng có thể thốnghối ăn năn như bao người khác?Và nếu ông hoán cải, lẽ nào ThiênChúa lại không thứ tha?
Các kitô hữu thời Giáo hội sơkhai thường quan niệm một cách lạcquan hơn về ơn cứu độ. Nếu cónhững người theo lạc giáo Tatianôđể cho rằng Ađam đã không đượccứu rỗi, thì trái lại, các nhàtiến sĩ của Giáo hội Công giáo hằngtuyên xưng rằng ơn cứu độ ÐứcKitô đã hoàn tất, thì bao trùm hếtmọi người trong nhân loại, kể từngười đầu tiên. Dù có bịche mờ đi phần nào kể từ saukhi giáo lý về nguyên tội đượcphổ biến rộng rãi, thì truyền thốngấy cũng vẫn lưu tồn trọn vẹn. Tuynhiên, điều không ngờ là SáchGiáo Lý Công Giáo (1993) đã dànhmột chỗ đáng kể cho vấn đề nêura ở đây: trong phần cuối, bài viếtsẽ có dịp bàn rộng hơn về điềuvừa nhận định.
Trước tiên, cần phải lưu ý đếnđiểm này: chúng tôi quan niệm vềAđam theo đúng những gì đượctrình thuật trong Kinh Thánh, tức như làmột nhân vật biểu hiệu, cho dù khoachú giải ngày nay có nghĩ sao đi nữavề tính cách lịch sử tính củanhân vật ấy. Ðiều chúng tôi lưuý tới ở đây là tầm trọngyếu về mặt thần học và tu đứccủa một cách kiểu trình bày nguồngốc loài người, bởi vì, dùcách trình thuật có dùng văn thểthần thoại đi nữa, thì việc Ađamđược cứu rỗi cũng vẫn nóilên theo một cung cách riêng, sứ điệpcơ bản này của Kitô giáo: ơn cứuđộ là phổ quát: “ÐứcKitô đã chết thay cho hết thảy mọingười” (1Cr 5,15).
GIÁO HUẤN CỦA CỰU ƯỚC
Trong Cựu Ước, sau các chương đầucủa Sách Sáng Thế, nhân vật Ađamchỉ xuất hiện một cách rất kín đáo.Ðối với các tác giả Kinh Thánh,Ađam không phải, và không mảy may, lànhân vật quan trọng nhất trong lịch sử;Abraham và nhất là Môsê còn trổivượt hơn nhiều. [2] Lý do rất đơn giản:là vì trong các trình thuật kinh thánhvề khởi nguyên, điều quan trọng hơnhết cần phải lưu ý đến, là ýnghĩa suy nguyên và biểu tượng. Tộicủa Ađam là tội của con người.Một khi đã xác định xong về điềuđó, Cựu Ước cũng vẫn cònquan tâm đến số phận của Ađam saukhi sa ngã, nhưng chỉ là để qua đó,cho thấy rõ thân phận khốn cùng củacon người tội lỗi, và lòng thươngnhân hậu hải hà mà Thiên Chúa dànhcho con người sa đọa.
Nên lưu ý là sau vụ sa ngã, Ađamđã không bị Thiên Chúa nguyền rủa.Trong ba nhân vật gây nên tội phạm thờinguyên sơ, chỉ một mình con rắn làbị nguyền rủa (St 3,14). Trái lại, con ngườiđầu tiên đã được ThiênChúa xót thương: không phải chếtngay sau khi phạm tội, nhưng là khi đãsống tới 930 tuổi (St 5)! và tiếp tụcsống còn ở trong hậu duệ của mình(St 55,4). Thế nên, cuộc phiêu lưu củaloài người khởi đầu vớiAđam, vẫn còn tiếp diễn, chưa chấmdứt. Lòng ân cần săn đón củaÐấng Tạo Hóa còn biểu hiện qua mộtcử chỉ tượng trưng, cử chỉtrao ban áo da cho Ađam. Quan trọng hơn nữa:Thiên Chúa đã báo trước cho biếtlà rốt cuộc, loài người sẽ chiếnthắng Con Rắn khốn nạn. Nói cách khác,sự ác nguyên thủy sẽ không thắngđược cuộc. Một tia hy vọng đãthoáng lóe lên cho thấy trước vềơn cứu độ. Chính đó là biếncố thường được gọi làTin Mừng khởi nguyên (St 3,15). Tất cảcác nhân tố kia sẽ được giảithích một cách ăn khớp và thỏađáng hơn, nếu chịu nhận là Ađamđã phạm tội vì yếu đuối, vàchịu giả định là Ađam đã hốicải, và Thiên Chúa đã thứ tha.
Ðể soi sáng cho những bước tớicủa cuộc sưu tầm này, thì cần phảinêu rõ một hậu quả khác của cáchkiểu cổ xưa trong lối quan niệm và trìnhbày về lịch sử tôn giáo củanhân loại, cách kiểu bắt đầu vớiphần trình thuật có tính cách biểutượng về thời nguyên thủy, đólà Sách Sáng Thế đã không mảymay bận tâm gì đến số phận củaAđam sau khi ông chết. “Ông chết,”thế là chấm hết (St 5,5). Không có gìmà phải ngạc nhiên cả, bởi vìniềm tin kẻ chết sống lại (hay: linh hồnbất tử) chỉ được đọc thấytrong các phần trình thuật sau này củaCựu Ước, và cũng không phảilà hết mọi người Do thái đềutin như thế, kể cả trong thời ÐứcGiêsu. Phái Sađốc vẫn tiếp tục từchối, không tin; lý do là vì họ chỉgiữ có giáo huấn đơn thuần củaNgủ Thư mà thôi. Vấn đề số phậncuối cùng của Ađam sẽ đượcđặt ra vào một thời sau, và chỉđược giải đáp nơi một vàitrào lưu tư tưởng Do thái trong khoảnggiao thời giữa hai giao ước, nhưsẽ trình bày sau đây.
Nhưng, trước đó, cần phải nhắctới một truyền thống khác trong KinhThánh. Dù có nằm bên lề, thì truyềnthống ấy cũng cần phải đượcbàn tới. Truyền thống ấy coi Ađamnhư là một nhân vật gần như siêunhân, có vinh quang Thiên Chúa bao phủ, tựanhư đã không hề phạm tội, hay chodù đã phạm tội. Từ truyền thốngấy, Sách Huấn Ca có ghi lại chứngtừ này: “Sem và Sét đã đượcvinh hoa, nhưng trên hết mọi sinh linh, thìcó vinh dự của Ađam” (Hc 49,16, xemKn 10,1-2). Câu này cũng sẽ đượcgặp thấy trong một số ngụy thư CựuƯớc.
VĂN PHẨM HỖI GIÁO THỜI GIỮA HAI GIAO ƯỚC
Trong các văn bản phát hiện tại Qumrân,không một tài liệu nào đề cậpđến Ađam. Ít có những câu, nhữngđoạn ám chỉ đáng kể về con ngườiđầu tiên. Khi nói về “di sản Ađam,” [3] nhà bình giảiThánh vịnh 37 không có ý chỉ về disản nguyên tội, như người ta thườngnghĩ. Trái hẳn lại, từ ngữ đóchỉ về những gì tốt đẹp, quýgiá, bởi vì di sản ấy đượcdành cho những người “hoàn thiện,”“sống cuộc đời hoán cải tronghoang địa,” tức là các phần tửtrong cộng đồng của họ. Di sản ấylà chính việc “chấp hữu thế giới,”như Sách IV Étra (XXII,13-15) đãnói rõ khi ám chỉ đến trình thuậtvề công trình tạo dựng con người(St 1,28). Cũng có thể giải thích theo mộtcách thức khác để hiểu “di sảnAđam” là Ðịa đàng đã tìmlại được mà Di chúc của Lêvi có nói đến. Thật vậy, tổ phụLêvi đã tiên báo về ơn cứuđộ thiên sai mà “vị tư tế mới”sẽ mang đến: “Dưới nhậm kỳtư tế của Ngài, tội lỗi sẽ biếntan đi (…) Chính Ngài sẽ mở cáccửa Ðịa đàng ra, và đẩy luixa thanh gươm hăm đe Ađam.” [4] Chẳngphải đó là cách nói bóng đểchỉ về việc Ađam sẽ trở lại Ðịađàng?
Quả thế, một số các sách ngụy thưmạo đề, như Di chúc Abraham chẳnghạn, còn giới thiệu về cả mộtAđam đã được vinh hiển. Trong cácsách ấy, Ađam xuất hiện như là mộtcon người lạ thường, “khủngkhiếp như hình ảnh Ðấng Tối Cao,”tức như là hình ảnh của ThiênChúa. Ông ngồi trên ngai vàng, làm nhânchứng trong cuộc phán xét để cácngười công chính đi qua cửa hẹphầu hưởng ơn cứu độ muônđời, và các tội nhân đi qua cửarộng mà chịu hình phạt muôn kiếp:thấy người được thưởngthì ông vui mừng, thấy người bịphạt thì ông thương khóc. [5] Rõ ràng là cách kiểugợi hình kỳ lạ kia về Ađam, đãđặt con người đầu tiên vềphía những người được cứuđộ. Nói cho đúng hơn, xem ra ông đãđược dành cho một địa vị đặcbiệt và có thể nói là ưu đãinữa, xét vì ông là con ngườinguyên sinh: làm như ông đã đượctrở về lại trong tình trạng hiểnvinh trước khi sa ngã phạm tội. [6]
Số phận cuối cùng (post mortem) củaAđam đã được cuốn sách Cuộcđời Ađam và Evà đặc biệtbàn đến và khai triển rộng rãi.Số phận ấy được gợi lạiqua hai giai đoạn, theo quan niệm nhị nguyênvề con người, tức là quan niệmcoi con người có hai phần: hồn (hay tinhthần) và xác. Trước tiên làtrình bày về việc linh hồn của Ađamlên trời. Sau khi Ađam chết, một chiếcthiên xa đáp xuống bên cạnh ông,rồi các thiên thần khẩn cầu Chúathương xót ông. Ngay sau khi Thiên Chúaphán ra lời tha thứ, thì “mộttrong các luyến thần đã mang Ađam đếnhồ địa ngục, tắm rửa cho ôngba lần, và đưa ông ra trước nhanThiên Chúa” (XXXVII,3). [7] Lúc đó, “ngồi trênngai,” Thiên Chúa “đã đưa tay ranắm lấy Ađam, trao ông cho tổng sứthần Micaen và nói: ‘Hãy đưa ôngđến Ðịa đàng và để ôngở đó cho đến ngày trọng đạivà kinh khủng, ngày Ta tính sổ thế gian”(tức là ngày phán xét chung) (Ibidem, 4-5).
Còn xác của Ađam thì ở lại dướiđất, và được chính Thiên Chúađến viếng thăm: Thiên Chúa quởtrách nó vì đã không chịu phụctùng, nhưng cùng lúc, Ngài cũng đãđặt trách nhiệm đầu tiên củahành động bất phục tùng ấy lêntrên đầu Satan và các thần dữbộ hạ của nó. Rồi Ngài công bốquyết định tha thứ của Ngài, vàviệc hồi phục vinh quang nguyên thủy choAđam. “Ta sẽ lại đặt con vào trongquyền uy của con, và sẽ để con ngồitrên ngai của kẻ đã lừa dốicon” (XXXIX, 2-3).
Một văn bản thật lạ thường,lạ thường về nhiều mặt: ơn cứuđộ Ađam nhận được, không phảilà thành quả phát xuất từ lòngthống hối của ông, cho dù lòng thốnghối ấy có được nhắc đếnở trong một đoạn khác, [8] cũng chẳng phải làkết quả hành động cứu độcủa một vị cứu tinh nào đó; ơncứu độ ấy đơn thuần đượccoi như là hoa trái nẩy sinh từ lòngnhân hậu của Thiên Chúa đối vớitạo vật khốn khổ của Ngài. Cònkỳ lạ hơn nữa: Ađam sẽ chiếmgiữ ngai của Satan, thần sứ sa đọa,là kẻ chịu trách nhiệm về nguyêntội. Như thế là Ađam đạt đượcđến một trạng thái thiên thượngsiêu nhân, như một thiên thần. Felixculpa!
Sau đó, Thiên Chúa đã cho ướphương và chôn cất xác của Ađamtại chính chỗ Ngài đã lấy bùnđất để nắn lên thân xác củaông. Cuối cùng, câu truyện kỳ diệuấy đã kết thúc với lời hứasẽ cho Ađam và hết thảy con cháu củaông sống lại. Ðượm đầy hyvọng vào ơn cứu rỗi phổ quát(dành cho mọi người), văn bản kiabiểu hiện một tinh thần lạc quan sâurộng. Trái ngược với giáo thuyếtkitô cổ truyền về nguyên tội, vănbản đã giảm nhẹ hay ít ra là tươngđối hóa đi lỗi phạm của Ađam,để rốt cuộc tha bổng hẳn mà, nhấtlà, không mảy may đề cập gì đếnmột vị cứu tinh. Ơn tha thứ vàcứu rỗi Ađam nhận được, làcông trình trực tiếp của Thiên Chúa,không nhờ vào một vị trung gian nào khác cả: điều này chứng tỏ rằngvăn bản kia là một tài liệu Do thái.
Tóm lại, truyền thống Do thái giáo thờiđầu kỷ nguyên kitô là một truyềnthống có lối nhìn lạc quan về sốphận đời đời của Ađam, cầmchắc là ông đã được cứurỗi. Nếu con người đầu tiên đượccứu rỗi, dù đã là ngườiđầu tiên phạm tội và là nguyênnhân gây họa cho cả loài người,tất phải kết luận rằng rất có lýđể hy vọng là Thiên Chúa cũng sẽlấy lòng nhân hậu của Ngài mà đốixử với hết thảy con cháu củaông. Truyền thống ấy sẽ vẫn tiếptục lưu tồn qua các văn phẩm kitôcổ thời. Nhưng trước hết, xinđược tiếp tục tiến hành cuộcsuy cứu với việc thăm dò lậptrường của các tác giả Tân Ước.
TÂN ƯỚC
So với các văn phẩm hồi giao thờigiữa hai giao ước như thấy trênđây, thì trong những gì liên quan đếncon người đầu tiên, lập trườngcủa Tân Ước có vẻ rất “chậmtiến.” Theo trình thuật của các PhúcÂm, Ðức Giêsu xem ra không lưu ýnhiều đến Ađam trong khi Ngài giảng dạy.Dù sao thì các Phúc Âm nhất lãmcũng như Gioan đã không đề cậpđến ông một cách rõ ràng. CònPhaolô, là tác giả đã viết cácthư trước thời các Phúc Âm,thì lại khác hẳn.
Ðối Chiếu Ađam-Kitô
Thật vậy, chính Phaolô là ngườiđã làm cho các kitô hữu chúý đến Ađam, với việc đem Ađamđối chiếu với Ðức Kitô: mộtbên là nguyên căn tội lỗi; bênkia là nguyên nhân cứu độ. [9] Trong khuôn khổ biệnchứng ấy, vấn đề cứu rỗiAđam không được đặt ra. Vả,Phaolô cũng không mấy để ý đếnchiều kích lịch sử của con ngườiAđam cho bằng lưu tâm đến ý nghĩamà ông mang lại cho lịch sử loàingười. Ý nghĩa này có hai mặt:Ađam không chỉ là người đãđưa tội lỗi và sự chết vàotrong thế gian, nhưng hơn nữa, ông cònlà “hình ảnh của Ðấng sẽđến” (Rm 5,14).
Ở đây, chúng tôi không có ýtìm xem chiều kích thứ hai — rõràng là tích cực — trong ý nghĩavừa nói, có thực sự ăn khớpvới chiều kích thứ nhất hay không.Không có nhà chú giải nào là khôngnêu bật cho thấy rằng việc so sánh Ađamvới Ðức Kitô là một việclàm phức tạp và mù mịt. [10] Có lẽ, đằng sau việc so sánh kia, còncó nhiều truyền thống Do thái khác nhauvề Ađam, như chúng tôi đã nhắcđến trên kia, mà Phaolô đã cốphối hòa và sử dụng vào trong luậnchứng của mình.
Và rốt cuộc, đối với Phaolô,trọng điểm chủ yếu nhất chính làcon người của Ðấng Cứu Thế,và chiều kích phổ quát của ơn cứuđộ Ðức Kitô mang đến cho thếgiới. “Nhờ một người duy nhất(Ðức Kitô) đã vâng lời ThiênChúa, muôn người sẽ đượcnên công chính” (Rm 5,19). “Nhờ liênđới với Ðức Kitô mà mọingười được Thiên Chúa chosống” (1Cr 15,22; x. 2Tm 1,10). Ai mà không biếtrằng vị tông đồ dân ngoại đãđem hết nghị lực mình ra để raogiảng về phổ quát tính của ơn cứuđộ. [11] Có cần phải nhắc đến thâm tíncủa ngài về việc khôi phục và quytập tất cả mọi sự dưới quyềnmột thủ lãnh là Ðức Kitô (x.Ep 1,10; Cl 1,18-20): để cuối cùng rồi “ThiênChúa sẽ là tất cả trong tất cả”(1Cr 15,28)? Và cả đến nguyên tắc sauđây nữa, là kim chỉ nam hướngdẫn toàn bộ khoa Cứu độ họckitô: “Ở đâu tội lỗi đãlan tràn, thì ở đó ân sủng càngchứa chan gấp bội (…) Thiên Chúa đãgiam hãm mọi người trong tội khôngvâng phục, để thương xót mọingười” (Rm 5,20; 11,32)? Có thế, ơncứu rỗi Ađam mới hòa nhập dễdàng và êm đẹp được vàotrong viễn cảnh vĩ đại ấy của ơncứu độ phổ quát. Sau này, đasố các giáo phụ cũng đã hiểunhư thế. Tuy nhiên, phải nhận rằng tuyệtnhiên Phaolô đã không nói một lờinào về điểm này.
Thư thứ nhất của Phêrô cũnggiữ thái độ lặng thinh ấy, cho dùcó nhắc đến một sự kiện kỳlạ: một vụ Ðức Giêsu thuyếtgiảng cho các kẻ chết (1Pr 3,18-22 và 4,6),và dù có đóng vai trò phác thảocho những gì sẽ trở thành mộtchủ đề rất quen thuộc đối vớiđại chúng trong thời đầu củaKitô giáo, tức là chủ đề ÐứcKitô xuống ngục tổ tông. [12]
VĂN PHẨM KITÔ CỔ THỜI
Bởi vì bối cảnh Ðức Kitôxuống ngục tổ tông là môi trườngthích hợp nhất cho việc tìm hiểu vềsố phận đời đời của Ađam,thế nên, trước tiên cần phảigiải thích cho thấy lý do tại sao lạicó một cách kiểu cổ xưa như thếđược dùng để trình bày vềmột khía cạnh trong mầu nhiệm phục sinh.Thật vậy, người thời nay khôngthể không ngỡ ngàng ngạc nhiên khigặp thấy một lối trình bày như thế.
Ðức Kitô xuống ngục tổtông
Tiên quyết là phải dè chừng nhữngcách dùng từ mơ hồ nước đôi.“Ngục” hiểu theo thần học cổ điển,là từ dùng để biểu đạt kháiniệm kitô chỉ về một nơi dành chocác đọa nhân. “Ngục” cũng cóthể có nghĩa là “địa ngục,”và dù có nhiều cách cắt nghĩa khácnhau, thì cách chung, theo thần thoại tâyphương cũng như đông phương, “địangục” cũng vẫn là nơi cư ngụcủa các kẻ chết, là “cõi âm”(=âm phủ, âm ty). Trong Do thái giáo vàKitô giáo, để chỉ về “địangục,” tín hữu nói tiếng Hipri dùngtừ Shêol, còn tín hữu nóitiếng Hy lạp (như các giáo phụ Hy lạpchẳng hạn) thì dùng từ Hadês.Có dùng từ nào đi nữa, thìcũng cần phải hiểu theo ý nghĩa củatừ Shêol, bởi vì vấn đềđang bàn là một vấn đề đặt ra từ trong bối cảnh Hipri.
Ðối với các tác giả Kinh Thánh,địa ngục (Shêol) nằm sâu tronglòng trái đất (Tv 63,10; Is 14,15). Và thếgiới dưới đất ấy, thế giớicủa các nấm mồ, chính là nơi lưungụ của những người quá cố,lành cũng như dữ. Quan niệm này sẽbiến hóa với đà tiến phát củanhân học do giao tiếp với tư tưởngHy lạp và với các ý niệm Do tháivề cánh chung. Và từ đó sẽ thànhhình ý niệm phân biệt giữa hai loạitrú sở: cõi âm các chính nhânvà cõi âm các tội nhân. Nhưng nóichung thì theo truyền thống, địa ngục baogiờ cũng mang ý nghĩa chỉ về nơicư trú của các kẻ chết. Cách nóibóng “xuống ngục” đơn thuần, hayít nhất là trước tiên, có nghĩalà “chết” (theo nghĩa đen), chứkhông gì khác hơn. Khi các kitô hữuđầu tiên, gốc Do thái, khẳng quyếtÐức Giêsu “đã xuống ngục(Shêol),” là họ muốn nói rằngNgài đã chết thật, Ngài đã phảichịu số phận tử vong của hết thảymọi người kể từ Ađam. Cũngnhư nhân tính của Ngài, cái chếtcủa Ðức Giêsu không phải chỉlà một hiện tượng biểu kiếnhay bên ngoài, như là một ảo tưởng.Ðức Giêsu đã thực sựđi qua kinh nghiệm tử vong của loài người.Ðó là ý nghĩa đầu tiên vàcăn bản của từ ngữ “xuốngngục” mà về sau, một số bản tuyêntín (kinh Tin kính) sẽ dùng vào trong nộidung của mình. Cũng vậy, hình ảnh ngượclại: “lên khỏi ngục” và “lêntừ cõi âm (nơi các kẻ chết)”muốn nói là: sống trở lại, phụcsinh, sống lại (xem Rm 10,7; Dt 12,20; Cv 2,14).
Thế thì, các hình ảnh dùng theo phépẩn dụ Do thái: “xuống ngục” và“lên khỏi ngục” chỉ là nhữngbiểu tượng song đôi mang ý nghĩatrước tiên chỉ về sự chếtvà sự sống lại của Ðức Kitô.Chính vì vậy mà các hình ảnh đóđã không cần có mặt ở trongcác công thức tuyên tín đầu tiên,bởi lẽ về mặt giáo lý, chỉ cầnkhẳng định Ðức Kitô đã chếtvà đã sống lại là đã đủ.
Nhưng, như vẫn thấy xảy ra, các côngthức biểu đạt theo lối dùng hìnhảnh thì thường được đạichúng ưa chuộng hơn là những côngthức trừu tượng. Rồi với đà tưởng tượng, các cáchtrình bày bằng hình ảnh –chứ khôngphải là chỉ một mình ý niệm trừutượng mà thôi –lại đượcthêu dệt thêm ra: đó chính là cáchkiểu hình thành của thần thoại.
Tiến trình ấy sẽ từ từ điđến chỗ thêm vào, khoảng năm 400,trong kinh Tin kính các Tông đồ câu “Xuốngngục tổ tông.” [13] Tuy nhiên, từ sau đó, câu thêm ấykhông chỉ đơn thuần mang ý nghĩa xácđịnh về sự việc Ðức Kitôđã chết thật, mà còn hàm xúccả việc minh nhiên hóa một ý tưởngthần học khác nữa, đó là việcáp dụng các thành quả của cái chếtcứu độ ấy cho những ai đãqua đời trước Ngài (hiệu lựchồi tố của công trình cứu độ).Công thức ấy còn giúp minh họa chosứ điệp Tin Mừng này là: ÐứcKitô đã chết cho hết thảy mọi người.Vậy thì, nói cho hết lẽ, ơn cứurỗi Ađam tất cũng phải có mặt ởtrong viễn cảnh ấy, như đã thấy ởtrong các văn phẩm kitô đầu tiên.
Chứng từ của các thếkỷ đầu
Xin tạm gác một bên một số tácgiả trong ba thế kỷ đầu, chẳng hạnnhư là: Hermas [14] hoặc Clêmentê Alexanđria. [15] bởi vì, dù có nói đếnbiến cố xuống ngục, họ cũng đãkhông đề cập gì một cách rõràng, tới việc cứu rỗi Ađam.Nếu, như trong các trường hợpvừa kể, trong cuốn Chống Celsô, Origênê chỉ khẳng định niềm tin chungvào biến cố Ðức Kitô xuống ngụcmà không đề cập gì đến ơncứu rỗi Ađam, [16] thì ngược lại, trongmột bài giảng về Sách Sáng Thế,tác giả đã minh giải rất rõ vềmột điểm liên quan đến Ađam: “ConMột của Ngài (Thiên Chúa) đã xuốngngục để cứu độ nhân thếvà đã đem con người đầu tiên(protoplastum) ra khỏi nơi ấy.” [17] Nên lưu ý làkhông phải đơn thuần nhắc lại truyềnthống mà thôi, nhà đại thần họcthành Alexanđria còn nêu rõ cho thấytầm trọng yếu thần học của điểmgiáo lý ấy nữa, tức là: ”đểcứu độ nhân thế.” Nhưng, nhàthần học lớn nhất trong vấn đềơn cứu rỗi Ađam vẫn là thánhIrênêô thành Lyon ( khoảng năm200).
Irênêô thành Lyon
Trong tác phẩm Chống các lạc giáo,Irênêô đã khẳng định lạinhiều lần về biến cố Ðức Kitôđi xuống “trong lòng đất.” Lầnnào Irênêô cũng lấy câu vănhuyền bí Ep 4,9: “Ngài đã xuốngtận các vùng sâu thẳm dưới mặtđất” (III,19.3;IV,22.1-1; 27.2; V,31.1-2)làm cơ sở cho luận chứng củamình. Có điều lạ là vị giám mụcthành Lyon đã không nhắc nhở gìtới Thư thứ nhất của Phêrô,mà dường như ngài đã khôngbiết đến. Ngược lại, ngài thườngtrưng dẫn một câu ngài coi là củaGiêrêmia (IV,22,1), hay của Isaia (III,20,4),hoặc là cách chung, của các tiên tri(IV,27,2; 33,12; V,31,1), đó là câu:
“Ðức Chúa, Ðấng Thánhcủa Ítraen, đã nhớ đến cáckẻ quá cố của Ngài đang yên ngủdưới đất mồ, và Ngài đãxuống với họ để loan báo cho họtin mừng về ơn cứu độ đếntừ Ngài, để cứu vớt họ.”
Không đọc thấy trong các văn bảnquy điển (Kinh Thánh), đoạn trưng dẫnnày có thể là được rút ratừ tập testimonia (chứng từ), làmột tập tóm lược những gìtruyền thống kitô nói về chủ đềđang bàn tới. [18]
Trong lần đầu tiên nhắc đến sựviệc Ðức Kitô “xuống ngục,”tác giả tập sách đã giải thíchvề mục đích của biến cố ấy nhưsau:
“Ngài đi tìm con chiên lạc (x.Lc 15,4-6), tức là tác phẩm chính Ngàiđã nắn đắp nên, là Ađam (x.St2,7), rồi Ngài lên cao (x. Ep 4,9-10) để dângtiến và trao về cho Cha Ngài con ngườiđã tìm lại được, cũng nhưđể hoàn tất nơi chính mình bướcđầu tiên trong tiến trình sống lạicủa loài người” (III,19.3; x. III,23.1).
Theo đoạn văn tuyệt diệu này, thìơn cứu rỗi Ađam là dấu tiên trưngvà là mẫu tiêu biểu cho ơn cứuđộ phổ quát. Chính thế, trong cácđoạn khác, tác giả đã viết rằngÐức Kitô đã xuống “trong cácvùng sâu thẳm dưới mặt đất”đến với tất cả những ngườicông chính, để công bố ơn cứuđộ ban tặng cho mọi người,
“vì Ðức Kitô không chỉđến cho những ai, kể từ triềuđại hoàng đế Tibêriô trởvề sau, đã tin vào Ngài; và ThiênChúa Cha cũng không chỉ quan phòng cho nhữngngười sống trong thời này màthôi, nhưng còn cho tất cả nhữngai, kể từ nguyên thủy, đã biếttheo khả năng của mình và hoàn cảnhtrong thời mình, mà kính sợ vàyêu mến Thiên Chúa, mà thực thicông bằng và nhân hậu đối vớitha nhân, mà ao ước được gặpthấy Ðức Kitô và nghe theo tiếngcủa Ngài” (IV,22.1-2; x. 27.2; 33.1; V,31. 1-2).
Nhân vật Ađam đã giúp cho Irênêôcó được những nhân tố cầnthiết để trình bày rõ về tầmcỡ bao la của kế hoạch tình yêu màThiên Chúa đã đề xuất cho loàingười. Ðành rằng Ađam đã phạmtội, và là tội nhân đầu tiênđã lối cuốn nhân loại cùng đivào con đường bất tuân của mình(III,23.1-8; V,16.3; 21.1; 34.2). Nhưng, đã đượctạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa,Ađam cũng là, như Phaolô đã nhậnđịnh, “hình ảnh của Ðấng sẽtới”(Rm 5,14), bởi vì, Ngôi Lời,Ðấng tạo thành vũ trụ, đã từtrước, phác thảo ở nơi Ađam,đề cương cho “kế hoạch (tươnglai) về thân phận làm người củanhân loại mà Con Thiên Chúa sẽ mặclấy” (III, 22,3). Như thế, để luậnchứng cho ăn khớp với “kếhoạch” cứu độ, thì phải kếtluận là cả Ađam nữa cũng đãđược cứu rỗi “một khi đãsống qua thời gian chịu hình phạt vìbất tuân” (III,23,1). Vì yếu đuốiAđam đã sa ngã phạm tội, ngây thơnghe theo cho Con Rắn lừa bịp; nhưng ôngđã thống hối và Thiên Chúa đãđem lòng khoan dung tha thứ cho ông (III,23,3,5-7).Cuối cùng, Ngài đã tiên báo choông biết là Con Rắn sẽ bại trận(x. Tin Mừng khởi nguyên).
Nếu Ngôi Lời Thiên Chúa đã đếncứu vớt nhân loại, thì Ađam cũngphải được cứu rỗi.
“Nếu con người đã đượccứu rỗi, thì tất phải làm sao đểcho con người đã được nắnđắp nên đầu tiên, cũng đượccứu rỗi. Là chuyện hết sức philý, nếu người bị kẻ thù (= Quỷdữ) gây thương tổn trầm trọng,và trước ai hết, đã phải khổđau vì cảnh cầm tù, lại không đượcgiải phóng bởi Ðấng đã chiếnthắng kẻ thù, trong khi con cái ông sinhra trong cảnh cầm tù ấy thì lại đượcgiải thoát” (III,23,2).
Do sự việc Ngài sống lại, Ðức Kitô đã thắng sự chết và chúatrùm sự chết; thế thì điều hợplý là con người nạn nhân đầutiên của chúng, cũng được hưởngphần trong cuộc vinh thắng ấy. Vì thế,“Ađam đã có lại được sựsống.” Chính đó là dấu chỉ chothấy rằng tội lỗi và sự chếtđã bị Ðức Kitô đánh bại,và sự sống lại đã đượchứa ban cho hết mọi người. Ơncứu rỗi Ađam cũng chính là dấuchỉ về hiệu lực thực sự củaơn cứu độ đối với toànthể nhân loại. Quả vậy, Irênêôviết rằng không có đủ lý chứngđể nói là thần chết đã bị bại trận, “nếu chính con ngườiđã từng bị thần chết đặtách thống trị lên đầu lên cổtrước ai hết, lại không đượcgiải thoát, bởi vì cứu thoátngười ấy có nghĩa là tiêu diệtthần chết. Vậy, nếu Thiên Chúa đãlàm cho con người, tức là Ađam,sống, thì rõ ràng là thần chết đãthực sự bị tiêu diệt” (III,23,7).
Thực ra, đó là lập trườngcó liên hệ đến toàn bộ hệ thốngthần học của Irênêô. Và bởicoi đó là lập trường duy nhấtchính thống, nên tác giả lại càngbênh vực quan điểm kia một cách cươngquyết hơn. Cũng vì vậy mà tác giảđã mạnh mẽ chống bác lập trườngcủa Tatianô và những ai phủ nhậnơn cứu rỗi Ađam. Tác giả cũngđã không ngần ngại gọi họ là“lạc giáo và bội tín đối vớichân lý” và quan điểm của họlà “phạm thượng” (I,28,1); bởivì làm thế, là họ đã thựcsự đặt lại vấn đề đốivới toàn bộ giáo lý kitô. Tácgiả nhấn mạnh thêm rằng nếu Ađamđã không được cứu rỗi,thì “toàn thể nhân loại vẫn cònphải nằm dưới ách thống trị củasa đọa.” Nếu tội lỗi và sựchết không bị đánh bại từ gốcrễ, thì ơn cứu độ loài ngườichỉ là ảo ảnh.
Irênêô có một lối lý luậnthần học rất sít sao, chặt chẽ. NếuNhập thể là hiện thực, và côngcuộc Cứu độ là hiện thực,ắt hẳn ơn cứu độ cũng làhiện thực. Kế hoạch cứu độcủa Thiên Chúa là một chặng khai triểntất nhiên trong tiến trình lôgic củacông cuộc tạo dựng con người,tác phẩm của tình yêu. Thế nên,Ðức Kitô quy tập Ađam vào trong chínhmình Ngài để cứu vớt, cũngnơi chính mình Ngài, những gì đãbị hư mất đi nơi con người đầutiên (III,18,1; 21,10; V,12; 14,1); sởdĩ để ý nhấn mạnh đến ơncứu rỗi Ađam nhiều như thế, chínhlà vì Irênêô thâm tín rằng đókhông phải là một vấn đề còntự do thả nổi, quan niệm sao thì tùyý, một chuyện bên lề không đángkể của suy tư thần học, nhưng không,đó là một điểm tất yếu, làmột hệ luận phát nguyên từ tínhchất hiện thực và hữu hiệu củaơn cứu độ Ðức Kitô đãmang lại cho toàn thể nhân loại.
Với Irênêô, đã hình thànhmột công trình tổng hợp thần họcnối kết được những cách nhìnlạc quan mà Do thái giáo thời đầukỷ nguyên kitô đã đề xuất vềsố phận của Ađam (như đã thấytrình bày trước đây), vớinhãn quan kitô về ơn cứu độ phổquát. [19] Sau Irênêô, truyền thống kitô, nhấtlà bên Ðông phương, đã khôngbao giờ bỏ quên những giáo huấnbậc thầy mà vị giám mục thành Lyonđã để lại. Sau này, chủ đềvề ơn cứu độ Ađam thườngđược nêu lên nhiều nhất làtrong bối cảnh Ðức Kitô xuống ngục,như đã trình bày ở trên kia. TinMừng ngụy thư của Nicôđêmôlà một trong những thí dụ minh họađáng chú ý nhất.
Tin Mừng theo Nicôđêmô
Tác giả Tin Mừng ngụy thư theo Nicôđêmôđã lấy lại nhiều truyền thống khácnhau về sự việc Ðức Kitô xuốngngục, và sắp đặt lại thành mộtthiên trình thuật lý thú thu gặt đượcthành công lớn vì rất đượcưa chuộng. Bản trình thuật ấy đãgây được một ảnh hưởngquyết định dẫn đường cho toànbộ nghệ thuật ảnh thánh về chủđề này, [20] và đã cung cấp chất liệuphong phú cho óc tưởng tượng củanhiều thế kỷ kitô sau này.
Trước tiên, thiên trình thuật kểlại nhiều vụ can thiệp mà một vàicư dân nổi tiếng của địa ngụcđã làm: các lần Isaia và Gioan Tẩygiả nhắc lại là mình đã tiênbáo về Ðấng Thiên Sai; và tiếp sauđó là vụ can thiệp của Ađam, thutóm lại một đoạn trích từ CuộcÐời Ađam và Evà, như đãgiới thiệu trên kia. Trước khi chết,Ađam đã sai con mình là Sét đi tớicửa Ðịa đàng để xin “dầunhân hậu” chữa cho ông lành. Lờiyêu cầu bị từ chối, nhưng lạiđược hứa sẽ ban cho ơn cứuđộ:
“Hãy nói với cha ngươi làphải để cho thời gian 1500 năm kểtừ buổi tạo dựng vũ trụ trôiqua trước đã; rồi sau đó, ConMột của Thiên Chúa sẽ làm ngườixuống giữa trần gian, và Ngài sẽxức cho cha ngươi thứ dầu ấy đểlàm cho ông sống lại. Lấy nướcvà Thần Khí, Ngài sẽ rửa cho cảông lẫn các con cháu của ông. Lúcđó, ông sẽ được chữalành khỏi mọi bệnh chứng mòn mỏisuy nhược…( §19). [21]
Sau trận xung kích vào địa ngục, làcuộc giải phóng các kẻ chết vàvụ bắt trói Satan, “ÀVua vinh quang’ (Ðức Kitô) đãđưa tay nắm lấy Ađam, tổ phụ đầutiên của loài người chúng ta vàđã làm cho ông sống lại. Sau đó,quay về phía các người khác, Ngàinói: ÀHỡi các ngươi tất cả lànhững kẻ vì cây gỗ [22] ngườinày đã chạm đến, mà chết, hãyđến với Ta. Vì, này đây, nhờgỗ thập giá, Ta nâng tất cả cácngươi lên’. Ngay lúc đó, Ngài đãđưa tất cả ra khỏi địa ngục; trànngập hân hoan, Ađam, tổ phụ đầu tiêncủa chúng ta, đã thốt lên: ÀLạyÐức Chúa, tôi xin cảm tạ lòngđại lượng của Ngài, vì Ngàiđã giải thoát tôi khỏi vực thẳmđịa ngục này’ (…) Trong khi Ađam cònđang nói, thì Ðức Chúa ghi dấuthánh giá lên trán ông [23] màchúc lành cho ông. Ngài cũng làm nhưthế với các tổ phụ và các tiêntri, với các vị tử đạo vàcác tiền nhân, và chỉ nháy mắt,là Ngài đã đưa họ ra khỏi địangục (…) Ðức Kitô cầm tay dắt Ađam,tổ phụ đầu tiên, đến Ðịađàng, và phó thác ông cùng hếtthảy mọi người công chính, cho tổngthiên sứ Micaen…” (§§24-25).
Lẽ ra phải bình giải dài rộng hơnvề thiên trình thuật kỳ diệu này;nhưng ở đây chúng tôi chỉ xinnêu lên một vài nhận định tổngquát mà thôi: sự việc Ađam cũngnhư các người công chính sốngtrước thời Ðức Kitô (nhưcác tổ phụ, các tiên tri, các vịtử đạo) đều được cứurỗi, đã được khẳng địnhmột cách rõ ràng; còn việc nhắcnhở đến “các tiền nhân” ởcuối danh sách, thì không để lộ mộtý nghĩa rõ ràng cho lắm. Nếu nhắcnhở như thế là có ý muốn chỉvề các người công chính khác,thì trú sở các kẻ chết mà ÐứcKitô đã phá hủy, chỉ là mộtphần của địa ngục, tức phần dànhcho những người công chính, vàcác tội nhân quá cố đã khôngđược dự phần vào trong cuộcgiải phóng kia. Ðúng vậy, thực tếcho thấy là cách hiểu này đã thậtsự thắng thế.
Tuy nhiên, thiên trình thuật về việcphá hủy địa ngục như trình bàytrên đây (§ 20-23), đã không cho thấymột dấu vết nào biện bạch cho mộtlối nhìn thu hẹp như thế. Hơn nữa,một vài chi tiết trong thiên trình tuậtấy lại còn cho thấy một viễn ảnhtrái hẳn với lối nhìn này, chẳnghạn như những lời sau đây đượcđặt vào miệng của Hađê (ôngchủ địa ngục) để nói vớiSatan: “Tao e rằng y (Ðức Kitô) cóđến đây, thì cũng chính là đểcứu thoát hết mọi tội nhân này,là những kẻ chết nằm trong tay tao. Taonhắc lại cho mày là, (…) nếu mày đểy xuống đây, thì không một vong nhânnào sẽ còn nằm dưới quyền củatao nữa cả” (§ 20). Cũng vậy, saukhi Ðức Kitô vinh quang tiến vào địangục, “tất cả các kẻ chết đềuđược tháo gỡ xiềng xích đãtrói buộc họ” (§ 22,3). Rồi, mộtlần nữa, trước cảnh địa ngụctrống vắng, Hađê đã nói vớiSatan rằng:
“Mày coi đó: tao không còn cólấy một vong nhân nào nữa cả. Hếtthảy những kẻ mà mày đã dànhđược nhờ cây biết lành biếtdữ, thì đây, cây thập giá đãdành lại tất cả khỏi tay mày rồi…Ôi Thần chết, căn duyên tội lỗi!(…) Tại sao mày lại tìm cách đểlàm cho rơi vào trong cõi tăm tối nàymột con người như thế, con ngườiđã tước đoạt từ tay củamày hết thảy mọi kẻ chết, kể từnguyên thủy?” (§ 23).
Rõ ràng là các đoạn vừa trưngdẫn trên đây đều gợi lênhình ảnh của một địa ngục trốngvắng, và ơn cứu rỗi mà tất cảnhững ai đã ra đi trước thờiÐức Kitô, cũng đều nhận được.Thế nên, để cho đúng lý, thìcần phải hiểu từ ngữ “tiềnnhân” dùng đến trong đoạn lượckê những người đã đượccứu rỗi cùng với Ađam (§24),theo nghĩa chỉ về tất cả mọi ngườiquá cố.
Một chủ đề của mọi thời
Ăn sâu vào trong truyền thống rất cốcựu, [24] chủ đề về ơn cứurỗi Ađam, gắn liền với chủ đềxuống ngục tổ tông, vẫn còn đượcđề cập đến tại Tây phươngcũng như bên Ðông phương, cho tớingày nay. Các tác giả viết về chủđề thì nhiều vô kể; vì vậy, tốthơn là chỉ xin nêu ra sau đây mộtvài nhận xét tổng quát.
Như đã nhận định trên kia, vớiviệc hình thành giáo thuyết về nguyêntội –mà thánh Âugutinô đã khéoléo trình bày qua một cách thức biểuđạt thần học khúc chiết và đầyđủ nhất– không nhiều thì ít, chủđề về ơn cứu rỗi Ađam đãbị che mờ đi trước mắt cácnhà thần học Tây phương. [25] Dù sao cũngcần phải nói cho rõ là trướctác động sâu rộng của một truyềnthống cố cựu và vững chắc nhưthế, [26] dĩ nhiên Âugutinô giữnguyên xác tín về ơn cứu rỗiAđam. Bên Tây phương, nếu niềm thâmtín ấy đã tồn tại, thì chính lànhờ phụng vụ, [27] và nhất là, theo thiển ý của tôi,nhờ việc phổ biến rộng rãi giữađại chúng, các hình ảnh biểu trưngcuộc Ðức Kitô xuống ngục tổtông, cách riêng là của nghệ thuậtảnh thánh thời Trung cổ; trong các ảnhtượng này, bao giờ cũng thấyAđam và Evà đứng ở hàng đầugiữa các người công chính đượccứu thoát ra khỏi địa ngục. Niềmxác tín ấy cũng được nóilên qua các vai diễn viên Ađam và Evàtrong các vở kịch tôn giáo thờiTrung cổ.
Về mặt văn chương, thì có hiệntượng thành công lạ lùng củacuốn Legenda Aurea làm chứng: đólà tác phẩm của Jacques de Voragine, xuấtbản khoảng năm 1250, [28] và đã rất được ưa chuộngtrong thời ấy. Cuốn sách trưng dẫnTin Mừng theo Nicôđêmô và nhiềutruyền thuyết khác về Ađam, đặc biệtlà truyền thuyết thuật lại việc ôngAđam đã được chôn nơi đồiGôngôtha, ngay ở chỗ Ðức Giêsuđã chịu đóng đinh vào thập giá:máu Ðấng Cứu thế đã chảyxuống trên đầu con người đầutiên, làm cho ông trở thành như làngười đầu tiên được chịuPhép Rửa, người đầu tiênđược hưởng ơn huệ do cuộctử nạn cứu độ của Ngài manglại. [29]
Còn về phía Ðông phương: bởiđã không chịu ảnh hưởng thầnhọc Âugutinô cho mấy, nên các Giáohội vẫn giữ nguyên lập trườngvề ơn cứu rỗi Ađam một cách cươngquyết hơn là bên Tây phương. Mộtthí dụ: bức ảnh chính thức củaGiáo hội Chính thống minh họa cuộc PhụcSinh (Anástasis) chính là bức ảnhthánh trình tả việc Ðức Kitôxuống ngục tổ tông, hay nói cho đúnghơn, cuộc Ngài khải hoàn đi lên khỏiđịa ngục, tay dắt Ađam đưa vàoThiên đàng. Vậy là cùng một trật,ảnh thánh ấy diễn tả biến cố ÐứcKitô Ðức Kitô sống lại, và nóilên ý nghĩa huyền nhiệm biến cốấy tích chứa, tức là ơn cứuđộ dành cho toàn thể nhân loại,được biểu hiện qua sự việccứu rỗi con người (và còn hơnnữa: hai ông bà) đầu tiêntrong loài người.
Ðể thử kết luận
Chịu ảnh hưởng của giáo thuyếtÂugutinô về nguyên tội di truyền, Tâyphương đã hầu như đơn thuầnnhìn Ađam qua hình ảnh của con ngườitội nhân đầu tiên, của con ngườiđã làm cho cả nhân loại ra ô nhiễmvới tội phạm của mình, cũng nhưđã làm cho loài người phải chịuán hỏa ngục nếu không có ơn cứuđộ của Ðức Kitô. Vì vậy,các nhà thần học Tây phương thườngthận trọng giữ lập trường lặngthinh, không đề cập gì tới tháiđộ của con người đầu tiênđối với Thiên Chúa sau khi sa ngã,và cũng không bàn gì về số phậnđời đời của ông sau khi ôngchết. Nhân tố chủ chốt đã giúpcho giáo thuyết truyền thống về ơn cứurỗi Ađam còn tồn lưu đượcbên Tây phương, là chính cách kiểuđại chúng minh họa qua các ảnh tượngbiến cố Ðức Kitô xuống ngụctổ tông.
Do đó, ngạc nhiên là cảm tưởngchung khi thấy cuốn Giáo Lý Giáo HộiCông Giáo (1992) mới đây đãnêu điểm giáo thuyết truyền thốngkia lên lại. Chắc hẳn đó là thànhquả của việc thấu hiểu sâu hơn vềgiáo huấn các giáo phụ và đặcbiệt là về truyền thống Kitô giáocổ thời, cũng như của việc lưutâm cẩn trọng hơn đến các truyềnthống đông phương nhờ tác độngkhích lệ của những bước tiếnmới trong con đường đại kết.
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo
Trong cuốn giáo lý này, Ađam có đượcmột vị trí khá nổi, không còn phảiđứng ở chỗ công đồng VaticanôII dành cho đằng sau hậu trường. [30] Khuất bóng hầunhư hoàn toàn ở trong các văn kiệncông đồng, cách giải thích nguồngốc loài người theo lối lịch sửhóa đã ngoi lên lại đượcở trong cuốn Giáo Lý Giáo HộiCông Giáo. Vấn đề ơn cứu rỗiAđam đã được đề cập đếntrong ba đoạn khác nhau: trước tiênlà trong thiên 55 (§§ 631-637) trình bàyvề biến cố Ðức Kitô xuống ngụctổ tông và sống lại, là uyên nguyêncổ điển của chủ đề chúng tađang bàn; thứ đến là trong đoạnnói về ơn cứu độ cánh chung (§632); và cuối cùng là trong mục cắtnghĩa về Ngày của Chúa, tức làChúa nhật (§1167).
Lẽ ra phải giải thích dài rộng hơnvề ý nghĩa chú giải và thần họccủa mục “Ðức Giêsu xuống ngụctổ tông”; nhưng ở đây chỉxin được lưu ý là mục giáolý này thực sự đã nêu rõcho thấy các ý nghĩa thần học chủyếu hàm ngụ ở trong biểu tượng“xuống ngục”: trước hết, ÐứcGiêsu đã chết thật: “Ngài đãchết, hệt như hết mọi người”(§ 632); rồi đến mối quan hệ nốikết việc Ngài lên khỏi địa ngụcvới việc Ngài sống lại, và khẳngđịnh chống lại mọi hình thức ảothân thuyết, để xác định là đãchết thật, Ðức Giêsu cũng đãsống lại thật; cuộc sống lại nàymang lại ý nghĩa cho cái chết của Ngài,ý nghĩa toàn thắng trên sự chếtvà quỷ dữ, ông tổ của sựchết; kết quả là nhân loại đượcgiải thoát khỏi sự chết và khỏiách nô lệ của Satan; cuối cùng vànhất là cuộc Ðức Kitô xuốngcõi âm ty còn hàm tích ý nghĩa muốnnói rằng là phổ quát, ơn cứuđộ có hiệu lực thực sựđối với và nơi hết thảy mọingười trong nhân loại, bắt đầutừ các thế hệ sống trướcthời Ðức Kitô; và đây làlúc cần phải nhắc đến Ađam; mộtviệc nhắc nhở có tầm quan trọngchủ chốt, bởi vì, nhắc đến sựviệc Ðức Kitô đến để giảiphóng Ađam, tức là có ý khẳngđịnh rằng Ngài đến để giảiphóng toàn thể nhân loại, kể từcon người đầu tiên. Và như làđể tóm kết, sách giáo lý đãtrưng dẫn đoạn lý thú sau đâytrích từ một bài giảng cổ thời,bài giảng cho Ngày Thứ Bảy TuầnThánh, được coi là của EpiphaniôSalamina:
“… Ngài đi tìm Ađam, tổ phụđầu tiên của chúng ta, con chiên lạc.Ngài đã muốn đến thăm mọi ngườiđang ngồi trong bóng chết. Chính Ngài,là Ðấng Thiên Chúa và cũng làcon của họ, đã đến để giảithoát họ, để giải thoát Ađam đangbị xiềng xích trói buộc, và Evà đangcùng chịu cầm tù với ông, khỏinhững nỗi khổ đau đang gánh chịu(…) ÀTa là Thiên Chúa của ngươi, vàvì ngươi, Ta đã trở thành con củangươi. Hãy thức tỉnh chỗi dậy,hỡi ngươi là người đang ngủmê, vì Ta đã không tạo dựng nênngươi để ngươi phải chịu tróibuộc nằm lê ở đây, trong chốnđịa ngục này. Hãy đứng khỏilên từ giữa các kẻ chết. Talà Sức Sống của các kẻ chết’”(§ 635).
Ðoạn văn trữ tình thấm đậmtinh thần hy vọng kitô trên đây, làmột lời hùng hồn tuyên xưng vềtầm phổ quát bao la của ơn cứu độđã thành hiện thực ở trong mầunhiệm phục sinh.
Trong mục trình bày về ơn cứu độcánh chung, sách giáo lý đã lấylại tư tưởng đó để ứngdụng cho hồi thế mạt, bằng cách trưngdẫn một đoạn trong hiến chế về Giáohội, Ánh Sáng Muôn Dân của công đồng Vaticanô II: (Chỉ lúc ấy, tứclà lúc Giáo hội thành toàn trọnvẹn), “mọi người công chính từAđam, từ Abel công chính cho đến ngườicuối cùng được tuyển chọn, sẽđược quy tập vào trong Giáo hộiphổ quát, kề bên Thiên Chúa Cha”(ASMD 2) (§ 769). Một đoạn văn thậtđặc sắc, nhưng lại ít đượctrưng dẫn!
Lần thứ ba sách giáo lý nhắc đếnAđam là trong đoạn giải thích về ýnghĩa của Chúa Nhật. Chúa Nhật làngày tưởng niệm mầu nhiệm phụcsinh của Ðức Kitô, và vì vậy,cũng là ngày tưởng nhớ đếnơn cứu độ phổ quát đã đượcNgài mang đến cho thế giới. Ðểminh họa điều này, sách giáo lýđã trích trưng một đoạn trong vănbản phụng vụ Siri của Antiôkia, viếtlà: ”… Phúc cho Chúa Nhật, vì trongngày đó, các cửa Thiên đàngđã mở ra để Ađam và hết mọikẻ đã từng bị trục xuất, yêntâm tiến vào” (§ 1167). Việc trưngdẫn đoạn văn phụng vụ này cho thấylà cuốn giáo lý đã tiếp thụlập trường của truyền thống đôngphương liên quan đến việc nối liềnơn cứu rỗi Ađam với hai biến cố“xuống ngục tổ tông” và Phụcsinh, như được minh họa qua bứcảnh thánh Anástasis (xin xem phần trướcđây của bài viết).
Tóm lại, có hai điểm cần nêu bậtđể kết luận:
Trước hết, niềm thâm tín về sựviệc Ađam đã được cứurỗi là một niềm thâm tín liên tụcvà hằng tồn, gắn chặt với cácảnh thánh miêu họa về chủ đềÐức Kitô xuống ngục tổ tông,tức là về mầu nhiệm phục sinh manglại ơn cứu độ phổ quát cho trầnthế.
Thứ đến, cách thức trình bàycổ xưa ấy không phải là một trởngại không khắc phục được, nếubiết giải thích về bối cảnh vănhóa, về nhân sinh và vũ trụ quan trongthời hình thành của cách kiểu biểuđạt ấy; thực ra, hầu hết cáckhái niệm trong Kinh Thánh cũng đều cầnphải được giải thích như thế.Cũng đừng nên bỏ quên đi nguyêntắc chú giải có tầm trọng yếu lớnvà cần phải được áp dụngvào trong công tác tìm hiểu ý nghĩacủa các công thức tín lý, nhưÐức Gioan XXIII đã từng nhắclại như sau, lúc triệu tập công đồng:”…Kho tàng đức tin, tức là nhữngchân lý chứa đựng trong giáolý khả kính của chúng ta, là mộtchuyện; còn hình thức diễn đạtcác chân lý ấy thì lại là mộtchuyện khác, miễn sao giữ cho trọn đượcý nghĩa và tầm trọng yếu của chúng.” [31]
Chính nhờ nguyên tắc ấy mà cóthể thưởng thức các văn bảngiáo phụ và phụng vụ một cách lýthú và thấm thía hơn, hầu phát hiệntrở lại tin mừng về ơn cứuđộ Ðức Kitô trao tặng cho mọingười qua mầu nhiệm phục sinh củaNgài. Thử đan cử ra đây vănbản của Hesychiô, linh mục giáo phậnGiêrusalem, hồi thế kỷ thứ 5, viếtnhư sau:
“Ngày ấy (ngày Phục sinh) mang lạisứ điệp hoan lạc của niềm vui: vìtrong ngày ấy, Ðức Chúa đã sốnglại; Ngài đã làm cho đoàn chiêncủa Ađam cùng đứng lên vớiNgài, vì Ngài đã được sinhra cho con người, và đã sống lạivới con người. Hôm nay, nhờ ÐấngSống Lại, Thiên đàng đã mởrộng cửa, Ađam được hoàn sinh(trả về cho sự sống), Evà đượcủi an, lời mời gọi đượclắng nghe, Nước Chúa đượcsắp sẵn, con người được cứuđộ, Ðức Kitô được tônthờ: sau khi đã dày đạp sựchết dưới chân, đã cầm tùtên bạo chúa (= Satan) và đã tướcsạch địa ngục, Ngài lên trời,khải hoàn…” [32]
Ơn cứu rỗi Ađam chính là dấu tiêntrưng và là mẫu tiêu biểu cho ơncứu độ phổ quát, ơn cứu độban cho toàn thể nhân loại.
Gérard-Henry Baudry [1]
[
————————————
[1]Tác giả là giáosư thần học của Ðại Học CôngGiáo Lille, Pháp. Ðây là bài viếtđăng trong tập san Esprit et Vie, số rangày 10 Février 1994, tt. 81-88.
[2] Abraham hay Abram đãđược nhắc tới 296 lần, Môsê808 lần; còn Ađam thì chỉ vỏn vẹn44 lần mà thôi
[3] III,1-2. Xin xem tác phẩm bằng tiếng Pháp Écrits intertestamentaires, “Bibliothèque de la Pléiade,”Gallimard, 1987, tr. 376; tác phẩm này có in lạicác văn bản Qumrân và các Ngụythư Cựu Ước.
[4] Di Chúc12 Tổ Phụ, XVIII, 2-10, La Pléiade, tr. 856.
[5] Ibid.ch. XI. Ðức Giêsu cũng đã dùngđến hình ảnh chiếc cửa ra vào:Mt 7,13-14; Lc 13,23-24.
[6] Xem Cuộc đời Ađam và Evà (bằngtiếng Hy lạp) XX,2; XXI,2,6; 3Barúc IV,16; xemRm 3,23.
[7] Xin xem Platon, Phêđon 112c-d; cũng có thể là đoạntrình thuật muốn ám chỉ đến bítích Thanh Tẩy, và xem ra điểm ám chỉấy đã do một người kitô sao chépthêm vào.
[8] Ibidem, XXVII,3,La Pléiade, tr. 1785.
[9] XemRm 5,12-21; 1Cr 15,20-22,45-49
[10] Xin xem,chẳng hạn, Langsfeld, Adam et le Christ, Aubier 1970.
[11] X. Rm 8,32; 2Cr 5,14t; 1Tm 2,6; Dt 2,9; 9,28. Khinói là Phaolô, chúng tôi có ýchỉ về các bản chính lục trong vănbộ Phaolô, dù biết rõ là có vàithư đã không do chính Phaolô viếtra.
[12] Xin xem Ch. Perrot,“Ladescente du Christ aux Enfers dans le N.T.” Lumière etVie n.87, 1968, 5-29, và “La descente aux Enfers et laPrédication aux morts” ACFEB, Études sur la premièrelettre de Pierre, Cerf 1980, 231-246. E. Cothenet, “La portéesalvifique de la résurrection du Christ d’après 1Pi”trong La Pâque du Christ mystère du salut, Cerf 1982,248-262.
[13] Denz. 6, và trongkinh Tin kính Quicumque (khoảng năm 500), Denz .40.Trước năm 370, đã đọc thấycâu ấy trong kinh Tin kính thành Aquileia, nhưRufinus đã ghi lại; nhưng lại không đọcthấy trong kinh Tin kính của Nixêa và Constantinốp.
[14] Hermas (thế kỷ 2), NgườiChăn chiên, Dụ ngôn IX,16,2-8 (tác giảnói về sự việc các tông đồvà các thầy giáo loan báo ơn cứurỗi cho các kẻ chết, chứ không phảiÐức Kitô đã đích thân làmcông việc đó).
[15] Clêmentê Alexanđria ( 215), Stromata, II,9;IV,6.4.
[16] Origênê ( khoảng254), Contre Celse, II, 43, “Sources Chrétiennes”,số 132, tr. 383.,
[17] Bàigiảng về Sách Sáng Thế, XV,55, “SourcesChrétiennes”, số 7bis, tr. 369. Lập trườngnày ăn khớp hoàn toàn với chủtrương của tác giả cho rằng muônloài muôn vật sẽ được cứuvớt (apocatastasis).
[18] Xin xem Jean Daniélou, Études d’exégèse judéo-chrétienne (les Testimonia), Beauchesne, 1966.>
[19] Hồi ấy, thần học về nguyêntội còn chưa phủ bóng bi quan lên trênviễn tượng vĩ đại này. Cũngxin lưu ý: Irênêô không coi Ađamlà tội nhân cho bằng là nạn nhân.
[20] Xem J. Villette, “La descente aux Enfers”trong cuốn La Résurrection du Christ dans l’art chrétiendu IIe au VIIe siècle, H.Laurens, Paris 1957, tt. 89-106;L.Réau, Iconographie de l’art chrétien, t.II,2, 1957,tr. 531-537.
[21] Nên chú ý lờitiên báo Ađam sẽ được cứurỗi, cũng đã được một lờiám chỉ về nước Rửa tội đikèm theo: đó là một ý niệm đãcó từ thời rất cổ xưa, vàcũng có thể đọc thấy ở trongcuốn Người Chăn chiên củaHermas (Dụ ngôn IX,16.2-7), trong Bức thưcác tông đồ hayDi chúc của ÐứcGiêsu Kitô tại Galilê (ngụy thư),xem Patr. Orient. IX, tt. 209-210.
[22] Ám chỉđến “cây biết lành biết dữ”(St 2,17). J.Daniélou minh giải rằng ngày xưa,đã từng có một loạt testimonia(những chứng từ) nói về cây“gỗ”; xin xem Études d’exégèse judéo-chrétienne(les Testimonia), Beauchesne, 1966, tr. 59.
[23] Một dấuchỉ khác về Phép Rửa tội.
[24] Hans Urs von Balthasar cho rằng cuộc xuốngngục là “một uyên nguyên thần họcrất quan trọng trong các thế kỷ đầu,”xin xem cuốn Questions théologiques aujourd’hui,t. II, tr.280, DDB 1985.
[25] Thí dụ,trong Bộ Tổng luận Thần học, dùcó dành cả một chương để bànvề cuộc xuống ngục (III,q.52), Tôma Aquinô cũng đã không nhắc nhở gì đếnAđam. Tuy nhiên, tác giả cũng không quênliệt kê Ađam vào hàng những ngườicông chính (IIa-IIae, q. 85, 1 ad 2).
[26] Xin xem Thư 164 gửi cho Evodius (PL 33,711),và bài viết của M. Lamberigts, “J. d’Eclaneet A. d’Hippone. Deux conceptions d’Adam” trong Mélangesvan Bavel, 1990.
[27] Xin xem, chẳng hạn,Kinh Tin kính, bài Exultet (hát trong đêmvọng Phục sinh), các Kinh Tạ Ơn I vàIV: ”…kính nhớ Ðức Kitô đãchịu chết và xuống cõi âm ty.”
[28] Xin xem bản dịch ratiếng Pháp của T. de Wyzewa, La Légende dorée,Paris 1925; đặc biệt là các tt. 207-207.
[29] Xem các văn phẩm ngụy thư vềAđam, như Le Combat d’Adam et Eve và La Cavernedes trésors, v.v., cũng như J.-B.Frey, “Adam”trong Dictionnaire Biblique Supplément, I, 106-117.
[30] Xin xem bài chúng tôi viết mang tựa đề“Le péché originel à Vatican II” trong Espritet Vie, số 49, 1991, tt. 658-668.
[31] A.A.S., LIV, 1962, tr. 792. Công đồng VaticanôII đã ghi lại nguyên tắc ấy ởtrong hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng,số 62 và trong sắc lệnh về hiệp nhất Unitatis Redintegratio, số 6.
[32] Homélie pascale, I, 6tr.,trong “Sources chrétiennes”, số 187, tr. 69.