Các thánh Tử đạo Việt Nam – Tổ tiên, ông bà của chúng ta
Kể từ đó đến nay là 355 năm. Nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy, trong 227 năm đầu, tính từ 1659 đến 1886, Giáo hội Công giáo Việt Nam nhẫn chịu quá nhiều gian khó, thử thách và hy sinh. Thật vậy, đã có đến 53 Sắc chỉ, Sắc lệnh Cấm đạo hoặc Bắt đạo chính thức được ban hành do các chúa, các dòng họ: Trịnh, Nguyễn, nhà Tây Sơn, các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và nhóm Văn Thân nhằm khai trừ và tiêu diệt đạo Công giáo (2). Sử sách ước lượng chừng ba trăm nghìn người tín hữu, là tổ tiên, ông bà của chúng ta hôm nay đã chịu chết vì đạo – Tử đạo, trong số’ đó có 117 vị được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vinh phong lên hàng hiển thánh vào ngày 19/6/1988 tại quảng trường Thánh Phêrô, Rôma.
Dẫu là các Thánh nhưng là tổ tiên, ông bà chúng ta đã qua đời, vì vậy Giáo hôi Công giáo Việt Nam kính nhớ các ngài vào Chúa nhật XXXIII Thường niên trong tháng 11 hằng năm.
“Ai dám mất mạng sống vì Ta thì sẽ tìm ìại được” (Mt 10,39), “Không tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ hysinh mạng sống vì người mình yêu”(Ga 15,13)… chính vì đức tin của tổ tiên, ông bà chúng ta nơi Chúa mãnh liệt, nên các ngài đã chấp nhận chết, tử đạo, để làm chứng cho Đức Kitô.
Nhưng, điều gì làm cho các ngài tin nơi Chúa (Đức tin) đến làm vậy?
Đức tin là môt hành vi cá nhân: là lời đáp lại cách tự nguyện của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải. Nhưng đức tin không phải là môt hành vi đơn đôc. Không ai có thể tin môt mình, cũng như không ai có thể sống môt mình… Người tin nhận được đức tin từ những kẻ khác và phải thông truyền đức tin đó cho những người khác. Mỗi người tin là như môt mắt xích trong xâu chuỗi rông lớn các kẻ tin. Tôi không thể tin nếu không được nâng đỡ bằng đức tin của những người khác, và bằng đức tin của tôi, tôi góp phần vào việc nâng đỡ đức tin của những người khác (GLHTCG số 166). Và đức tin là môt ân sủng, nếu không được nuôi dưỡng sẽ bị mất đi (GLHTCG số 153).
Vào thời các thánh Tử đạo, gia đình không sống riêng lẻ nhưng tập trung thành đại gia đình, thường là ba bốn thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt cùng sinh sống, trong môt xóm, làng quanh lũy tre xanh. Vì vậy, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vốn đã tình nghĩa, sâu đậm; lại được củng cố bằng tình làng nghĩa xóm nên đậm thấm, sâu nặng hơn. Trong gia đình, con cái phải kính trọng và vâng lời cha mẹ. Khi cha mẹ qua đời, phải lo tang lễ, cúng giỗ. Đó là chữ hiếu, là sợi dây nối kết mọi người trong dòng họ. Bên cạnh chữ “hiếu”, tổ tiên chúng ta cũng còn đề cao chữ “trung” nữa (hiểu theo nghĩa rông, trung là hết lòng mình đối với người – Tận kỷ chi vị Trung).
Hạt giống Tin Mừng được các vị Thừa sai gieo ươm trên mãnh đất gia đình Việt Nam, trong đó mọi người tôn trọng nhau, sống liên đới, yêu thương, nề nếp, trọng nhân nghĩa. như thế làm sao không nảy sinh hoa thơm, quả ngọt được.
Tin Mừng không dạy điều gì mới, mà chỉ làm sáng lên những giá trị tốt đẹp có sẵn nơi gia đình Việt Nam và mặc cho những giá trị văn hóa ấy một chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ (3). Có thể nói, đức tin ban đầu là ân sủng Chúa ban cho tổ tiên, ông bà chúng ta; rồi trong môi trường gia đình ngày xưa ấy, đức tin được củng cố, duy trì, trở nên mãnh liệt, đến mức tổ tiên, ông bà chúng ta dám chết để làm chứng cho điều mình tin.
Phúc Âm hóa đời sống gia đình – cách tưởng nhớ tổ tiên, ông bà ý nghĩa nhất
Ngày nay, do những thay đổi của xã hội, người Công giáo chúng ta đang đối đầu với những thách thức “mất đức tin”, trong khi đó “mô hình gia đình” xưa với nề nếp gia phong không còn nữa, liệu rồi đức tin nơi những thế hệ con cháu tương lai của chúng ta sẽ như thế nào?
Kinh nghiệm của tổ tiên, ông bà chúng ta còn đó. Tưởng nhớ đến các ngài trong tháng 11 này, thiển nghĩ, không chỉ bằng cách cầu nguyện, mà là những bậc làm cha mẹ, chúng ta còn phải quyết tâm “Phúc Âm hóa đời sống gia đình” để ươm mầm, bồi dưỡng, thông truyền đức tin từ các ngài, qua chúng ta đến những thế hệ con cháu sau này là việc làm cấp bách, thiết thực và ý nghĩa nhất.
Chú thích.
(1) Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam, UB Văn hóa/HĐGMVN, NXB Phương Đông, 2010, Lời ngỏ.
(2) Giáo hội Việt Nam: Những thời kỳ bị bách hại và những Sắc chỉ cấm đạo, Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Hoa Kỳ, 1987. http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/tudaovn4.htm
(3) Gia đình Việt Nam, Mảnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin Mừng, Quốc văn OP
Tôma Hoàng Kim Khánh
Ban Truyền thông GĐPTTTCG TGP Huế