Hỏi: Sau khi tôi (Edward McNamara) trả lời ngày 11-9 về việc sử dụng một ngôn ngữ không quen thuộc trong thánh lễ đồng tế, một bạn đọc ở Michigan, Mỹ, hỏi: “Cha nói lên tầm quan trọng của việc dùng tiếng Latinh và nhiều linh mục trẻ sử dụng tiếng Latinh nhiều hơn. Tôi là một chủng sinh và tôi chia sẻ mong muốn có thể sẽ dâng Thánh lễ và đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ bằng tiếng Latinh. Tuy nhiên, tôi có một rào cản nghiêm trọng là tôi không biết cách phát âm chính xác các từ ngữ Latinh Giáo Hội. Xin cha đưa ra một số hướng dẫn về những gì Giáo Hội xem là cách phát âm đúng đắn tiếng Latinh Giáo Hội?”.
Đáp: Cách nhanh nhất là bạn hãy học tiếng Ý, bởi vì tiếng Latinh Giáo Hội là chủ yếu tiếng Latinh phát âm giống như một người Ý nói tiếng Latinh.
Một lời giải thích ngắn gọn nhưng rất rõ ràng về cách phát âm của Latinh Giáo Hội có thể được tìm thấy tại trang web: http://www.preces-latinae.org/thesaurus/Introductio/Pronunciatio.html và trang web: http://www.ewtn.com/expert/answers/ecclesiastical_latin.htm.
Lẽ tất nhiên tiếng Latinh là một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, và có mức độ khác nhau về cách sử dụng và cách phát âm. Quãng thời gian từ nhà văn Horace đến thánh Augustinô là tương đương với quãng thời gian từ Shakespeare đến chúng ta – và không có máy in và truyền hình để thống nhất các cách sử dụng khác nhau.
Mặc dù không ai biết chính xác hoáng đế Julius Caesar đã nói như thế nào, các học giả của tiếng Latinh cổ điển đã ít nhiều đồng ý về quy tắc phát âm chung cho Ciceron, Livy và Ovid. Các quy tắc này khác với tiếng Latinh Giáo Hội về nhiều điểm.
Bởi vì sự phát âm của tiếng Latinh Giáo Hội là điểm quy chiếu cho việc hát đúng nhạc Bình ca và các bài sáng tác trong đa âm thánh thiêng, hầu hết các trưởng ca đoàn và dàn hợp xướng tuân theo qui tắc của Giáo Hội.
Tuy nhiên, một số người Bắc Âu chọn lối phát âm và hát các bản kinh Latinh trong một cách gần gũi hơn với các quy tắc cổ điển, hay thậm chí theo giọng tiếng mẹ đẻ của họ. Các kết quả này có thể thật sự là ‘choáng’ cho những người đã quen với tiếng Latinh truyền thống của Giáo Hội .
Một số độc giả hỏi liệu các quy tắc liên quan đến một ngôn ngữ chung cho Kinh Nguyện Thánh Thể cũng được áp dụng cho các phần chung được đọc bởi cả cộng đoàn không.
Tôi sẽ nói rằng, như một quy tắc của ngón tay cái, là được, nhưng không phải là chặt chẽ như đối với Kinh Nguyện Thánh Thể.
Ít nhất là trong một số trường hợp đặc biệt, có thể để cho ca đoàn hát một số phần, chẳng hạn như Sanctus (Thánh Thánh Thánh) và Agnus Dei (Lạy Chiên Thiên Chúa). Các phần này luôn có thể được hát bằng tiếng Latinh, cả khi Thánh Lễ đang dùng ngôn ngữ khác và đôi khi, như trong Thánh Lễ đa chủng tộc, chúng có thể được hát hay đọc trong các ngôn ngữ khác nhau.
Tuy nhiên, tôi cho rằng Kinh Lạy Cha là một thể loại khác biệt, trong đó thật là tốt hơn khi cả cộng đoàn cùng hát hay đọc chung một Kinh Lạy Cha, hoặc bằng tiếng địa phương chính hoặc bằng tiếng Latinh.
(Nguyễn Trọng Đa, Vietcatholic 27-9-2012/ Zenit.org 26-9-2012)