Cha Thánh Inhã sinh năm 1491 trong một gia đình thế giá ở lâu đài Loyola xứ Basque, miền bắc Tây Ban Nha. Cho đến năm 30 tuổi, ngài là một hiệp sĩ ít học, ngang tàng và phóng túng, nhưng luôn luôn trung thành và quảng đại với vương triều. Năm 1521, bị thương tại Pamplona, ngài phải nằm dưỡng bệnh hơn nửa năm trời ở gia đình, và trong thời gian này, nhờ đọc sách và suy nghĩ, ngài quyết tâm noi gương các thánh đi phục vụ Đức Kitô là vị Vua muôn đời. Khi đã bình phục năm 1522, ngài đến làng Manresa ở đông bắc Tây Ban Nha, sống cô tịch để cầu nguyện gần một năm trong một hang đá. Trải qua nhiều kinh nghiệm thiêng liêng sâu đậm, ngài truyền lại cho hậu thế trong tập linh thao, Sau đó, ngài đi hành hướng Giêrusalem để luyện tập đức tin, đức cậy và đức mến. Trở về Tây Ban Nha, ngài tập tễnh dòng Linh Thao giúp các linh hồn, nhưng nhiều lần bị bắt và bị cấm. Ngài quyết định đi Paris học để có thể hoạt động tông đổ hữu hiệu hơn. Tại đại học Paris, ngài gặp Phêrô Favre, Phanxicô Xavier và 4 người bạn khác, Sau nhiều lần trao đổi và cầu nguyện, ngày 15 tháng 8 năm 1534, tại nhà thờ Montmartre, ngài cùng với các bạn tuyên hứa sống độc thân, nghèo khó và làm việc tông đồ. Sau đó ngài về quê chữa bệnh, rồi đển Venezia miền bắc Ý để gặp lại các bạn. Năm 1537, ngài chịu chức linh mục. Ngài cùng với các bạn họp nhau tại Vicenza đồng ý đặt tên nhóm là Đoàn Giêsu. Trên đường vào Rôma, tại La Storta, ngài cảm nghiệm “được đặt với Chúa Con”. Năm 1539, ngài đệ trình dự án biến Đoàn Giêsu thành một tu hội Tông Đồ, và năm 1540, dự án được Đức Thánh Cha Phaolô III phê chuẩn. Năm 1541, ngài được các bạn nhất trí bầu làm Tổng Quản tiên khởi của Dòng Tên. Trong cương vị này, ngài huân luyện các anh em mới, và hướng dẫn các anh em hoạt động tông đồ trên kháp mặt đất. Đây giai đoạn ngài chìm sâu vào mầu nhiệm BA NGÔI và được kể vào số những nhà thần bí nổi tiếng nhất Hội Thánh. Ngài qua đời ngày 31.7.1556 như một hiệp sĩ trung thành và quảng đại, và được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV phong thánh năm 1622. Trở về với Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu đã dùng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi để nói về Nước Trời. Có khi là hình ảnh nông nghiệp như dụ ngôn người gieo giống, dụ ngôn lúa và cỏ lùng, hay dụ ngôn hạt cải. Có khi là hình ảnh về chăn nuôi như dụ ngôn về người mục tử. Có khi là hình ảnh về ngư nghiệp như trong dụ ngôn chiếc lưới. Một số môn đệ của Ngài đã sống bằng nghề chài lưới ở hồ Galilê. Thời xưa việc đánh cá ở hồ này cũng đơn giản như ở quê ta ngày nay. Những ngư phủ đi trên những chiếc thuyền nhỏ. Họ quăng lưới vào những nơi thấy dấu hiệu có cá đang đi. Lưới với những hòn chì nặng sẽ chụp xuống đàn cá và họ chỉ cần kéo vào bờ. Một chi tiết đáng chú ý ở đây là họ gom được mọi loại cá, cả tốt lẫn xấu. Hình ảnh này gợi cho ta về việc mọi người, bất luận tốt xấu, đều được mời gọi tham dự bàn tiệc Nước Trời (Mt 22, 9-10). Trong Hội Thánh, cũng có sự pha trộn giữa người tốt, kẻ xấu, như được ám chỉ trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng. Qua trang Tin Mừng hôm nay, khi ta nhìn vào cuộc sống, ta thấy Thiên Chúa ở trong tình trạng ẩn mình, Ngài không can thiệp cách rõ ràng hiển nhiên. Người ta có thể sống không cần và còn chống lại Ngài mà dường như chẳng phải chịu hậu quả gì. Ngài biến mất hoàn toàn đàng sau các thế lực và các quyền hành đang thống trị sân khấu thế giới và đang can thiệp vào trong đời sống chúng ta cách quyết liệt. Chúa Giêsu giải thích dụ ngôn cỏ lùng. Con cái Nước Trời chính là những hạt giống tốt Chúa gieo xuống mảnh ruộng của Người. Hạt giống tốt sẽ lớn lên theo ngày tháng. Cùng với sự lớn lên của hạt giống tốt ấy cũng có cỏ lùng là con cái của sự dữ do ma quỷ gieo vào. Trong tâm hồn của mỗi người ta cũng luôn có mầm sống của hạt giống tốt và mầm sống của cỏ lùng. Mầm sống của hạt giống tốt là những việc lành phước đức, hy sinh hãm mình. Mầm sống của hạt giống tốt càng mạnh thì mầm sống của cỏ lùng sẽ càng yếu đi. Nước Trời có thể sánh với một người đã gieo giống tốt trong ruộng mình; nước Trời giống như một hột cải; nước trời giống như chất men. Ba câu đầu này của những dụ ngôn đủ cho chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu đang nói với chúng ta về một nước “Trời”, nhưng nước đó được tìm thấy “trên mặt đất.” Thật vậy, chỉ trên mặt đất mới có một chỗ cho cỏ lùng và sự mọc lên, chỉ trên mặt đất mới có bột cần chất men. Trong nước cuối cùng, không có cái gì trong tất cả những thứ đó, nhưng duy nhất chỉ có Chúa, đấng sẽ là tất cả trong tất cả mọi người. Dụ ngôn hột cải biến thành một cây chỉ rõ sự lớn lên của nước Chúa trong lịch sử. Tất cả tình trạng này vẫn là một chướng kỳ khiến con người khó mà coi trọng Thiên Chúa và tin cậy nơi Ngài. Điều này cũng đúng cho bản thân và công trình của Đức Giêsu, đúng cho cả cộng đoàn các tín hữu là Hội Thánh. Do bản tính, chúng ta hướng về sự to lớn, sức mạnh, sự hào nhoáng, sự hiển nhiên, sự cao cả, chứ chúng ta không nghiêng về sự chờ đợi, sự kiên trì nhẫn nại. Các giáo huấn của Đức Giêsu hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ lại cách suy tưởng và xử sự của chúng ta. Chúa Giêsu đến không như một nhà chiến thắng oai hùng, có sức thuyết phục và thống trị mọi người. Con đường Người theo và công trình của Người gây nhiều mệt nhọc. Cái chết của Người trong tình trạng bất lực và bị bỏ rơi dường như cung cấp một dấu chỉ rõ ràng cho thấy Người không đáng giá gì và ta không thể tin cậy nơi Người. Chúa Giêsu biết hoàn cảnh khó chịu này, nhưng Người không thay đổi cách xử sự: Người là và vẫn là Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người (Ga 1,14), Người đã đi vào trong tình trạng lệ thuộc, yếu đuối và mỏng dòn của cuộc sống con người. Người vẫn là Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, không gây ồn ào, không tỏ ra hào nhoáng (Mt 12,15-21). Thiên Chúa im lặng và chưa ra tay vì Ngài vô cùng thương xót chúng ta, kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trở về với Ngài để chính chúng ta được hưởng mọi phúc lợi, chứ chúng ta chẳng thêm gì cho Ngài. Thời gian là sự nhẫn nại Ngài dành cho chúng ta, Ngài chỉ mong chúng ta sớm biết chân thành thân thưa: “Phần Ngài, muôn lạy Chúa, Ngài là Thiên Chúa nhân hậu từ bi, Ngài chậm giận, lại giàu tình thương và lòng thành tín. Xin đoái nhìn và xót thương con, ban sức mạnh của Ngài và xuống ơn cứu độ cho tôi tớ Ngài đây, con của nữ tỳ Ngài” (Tv 86:15-16). Huệ Minh