10 nguyên tắc trong việc nuôi dạy con cái hiệu quả

Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta không dành sự chú tâm cho việc nuôi dạy con cái như dành cho công việc. Chúng ta hành động dựa trên trực giác hoặc dùng lại cách giáo dục mà ba mẹ của chúng ta đã từng dùng, bất chấp những cách nuôi dạy con cái đó có hiệu quả hay không. Trong cuốn “10 nguyên tắc trong việc nuôi dạy con cái hiệu quả”, Giáo sư Layrence Steinberg, một giảng viên xuất sắc tại trường Đại học Temple, Philadelphia, Hoa Kỳ, đưa ra những lời khuyên và những chỉ dẫn dựa trên kinh nghiệm suốt 75 năm nghiên cứu về khoa học xã hội của ông. Làm theo những nguyên tắc này, bạn có thể ngăn ngừa được mọi vấnđề về hành vi ở trẻ.

1.Điều gì quan trọng đối với bạn

Cho dù đó là cách bạn chăm sóc sức khoẻ hoặc cách bạn đối xử với người khác, con cái bạn học theo những gì bạn làm. “Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất”, Steinberg giải thích. “Bạn làm nên điều khác biệt gì… Đừng phản ứng lại mọi việc mà không có suy nghĩ gì. Hãy tự hỏi bản thân, tôi muốn hoàn thành điều gì, và phải làm gì để đạt được kết quả đó?”

2.Bạn không thể quá yêu thương

“Tình yêu không thể là điều làm đứa trẻ trở nên được nuông chiều” – Steinberg viết – “Những gì chúng ta nghĩ là nuông chiều một đứa trẻ không bao giờ có việc bày tỏ tình yêu cho trẻquá nhiều. Nó thường là hậu quả của việc dành cho trẻ những điều không phải tình yêu – những điều như quá khoan dung, quá dễ dãi, hoặc cho trẻ những món đồvật chất”.

3.Hãy tham gia vào cuộc sống của con cái

“Để là bậc cha mẹ tham gia vào cuộc sống của con cái cần đến thời gian và đòi hỏi sự nỗ lực, và cũng thường có nghĩa là bạn phải suy nghĩ lại và sắp xếp lại những điều ưu tiên của mình. Đôi khi còn là hy sinh những gì bạn muốn làm vì những gì con cái bạn cần làm. Hãy ởbên trẻ cả về mặt tinh thần và thể lý”.

Tham gia vào cuộc sống của con cái không có nghĩa làm bài tập nhà thay cho chúng – hoặc sửa cho đúng. “Bài tập nhà là công cụ của giáo viên để đánh giá xem đứa trẻ có học không”,Steinberg nói. “Nếu bạn làm bài tập về nhà giúp trẻ chính là bạn không để cho giáo viên biết những gì đứa trẻ học được”.

4.Hãy điều chỉnh cách dạy dỗ của bạn phù hợp với con cái

Hãy theo dõi quá trình phát triển của con cái. Con cái của bạn đang lớn dần. Hãy để ý xem tuổi tác có ảnh hưởng đến hành vi của con trẻ như thế nào.


“Khuynh hướng muốn tự lập khiến đứa con 3 tuổi của bạn luôn trả lời “không” chính là điều thúc đẩy trẻ muốnđược dạy biết tự đi vệ sinh”, Steinberg viết. “Sự phát triển trí tuệ khiến chođứa con 13 tuổi của bạn tò mò và hay dò hỏi cũng chính là điều làm cho bé hay tranh luận trên bàn ăn”.

5.Lập ra những nguyên tắc

“Nếu bạn không kiểm soát hành vi của trẻ khi chúng còn nhỏ, đứa trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chính bản thân khi chúng lớn lên và không có bạn bên cạnh. Bất kể ngày hay đêm, bạn nên luôn có thể trả lời được 3 câu hỏi sau: Con của tôi ở đâu? Ai đang ởcùng con tôi? Con tôi đang làm gì? Những nguyên tắc con trẻ học được từ bạn sẽhình thành nên những nguyên tắc để chúng tự áp dụng cho bản thân.

“Nhưng bạn không thể kiểm soát quá chặt chẽ con trẻ,” Steinberg lưu ý. “Một khi trẻ đã vào trung học, bạn cần để cho trẻ tự làm lấy bài tập nhà, để chúng có sự lựa chọn của riêng chúng, và đừng can thiệp”.

6.Hãy thúc đẩy tính tự lập nơi con trẻ

“Việc đặt ra những giới hạn giúp cho con cái của bạn phát triển được ý thức biết tự chủ. Việc khuyến khích tính tự lập giúp con cái của bạn phát triển ý thức biết tự định hướng. Để thành công trong cuộc sống, trẻ cần cả 2 điều này”.

Việc trẻ con muốn tự quản là điều bình thường – Steinberg nói. “Rất nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn khi xem việc tự lập của trẻ với thái độ ương bướng hoặc không vâng lời là như nhau. Trẻ con muốn độc lập bởi vì đó là một phần trong bản chất con người muốn điều khiển chứkhông muốn bị điều khiển bởi người khác”.

7.Hãy kiên định

“Nếu những nguyên tắc của bạn thay đổi liên tục không đoán trước được hoặc chỉ thỉnh thoảng bạn mới bắt chúng tuân theo, cách cư xử xấu của trẻ chính là lỗi ở nơi bạn, không phải ở trẻ.Công cụ kỷ luật quan trọng nhất của bạn chính là tính kiên định. Hãy làm rõ nhữngđiều miễn thương lượng. Uy quyền của bạn càng dựa nhiều hơn vào sự khôn ngoan và ít dựa vào sức mạnh hơn, trẻ sẽ ít chống lại hơn.

8.Tránh những kỷ luật thô lỗ

Cha mẹ không nên đánh đập con trẻ dù ở bất cứ tình huống nào – Steinberg nói. “Những đứa trẻ bị đánh đập hoặc bị tát thường hay có khuynh hướng đánh nhau với những đứa trẻ khác”, ông viết. “Chúng thích ức hiếp và thích dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp với người khác”.

“Có rất nhiều cách để kỷluật một đứa trẻ – bao gồm cả việc phạt “đứng im” – điều này có tác dụng tốt hơn và không mang tính bạo lực”.

9.Giải thích những nguyên tắc và những quyết định của bạn

“Những bậc cha mẹ tốt luôn muốn con cái của họ sống theo một chuẩn mực nào đó”, ông viết. “Nhìn chung, những bậc cha mẹ giải thích quá kỹ lưỡng cho những đứa trẻ nhỏ tuổi và thiếu giải thích đối với những đứa trẻ trưởng thành. Những gì là rõ ràng đối với bạn chưa chắc đã rõ ràng đối với đứa trẻ 12 tuổi. Trẻ không có những điều ưu tiên và sựphán đoán hoặc trải nghiệm như bạn có”.

10.Hãy đối xử với trẻ bằng sự tôn trọng

Điều tốt nhất để có được sự tôn trọng của con cái chính là đối xử với trẻ bằng sự tôn trọng”, Steinberg viết. “Bạn nên đối xử với trẻ bằng sự lịch sự mà bạn đối xử với bất cứ ai khác. Nói chuyện với trẻ một cách lịch thiệp. Tôn trọng ý kiến của trẻ. Hãy quan tâmđến những gì trẻ nói. Cư xử tử tế với trẻ. Hãy làm trẻ hài lòng khi có thể. Trẻcon đối xử với người khác theo cách ba mẹ đối xử với chúng. Bạn là hình mẫu cho mọi hành vi để trẻ noi theo. Mối quan hệ của bạn với con cái chính là nền tảng cho những mối quan hệ của trẻ với người khác”.

Những phần thưởng của việc nuôi dạy con cái hiệu quả:
việc nuôi dạy con cái tốt giúp thúc đẩy sự cảm thông, thành thật, tự lực, tự chủ, tửtế, có tính hợp tác và vui vẻ – Steinberg nói. Nó cũng thúc đẩy sự tò mò, ham học hỏi, động lực và khuyến khích cho khao khát thành tựu. Việc nuôi dạy con cái tốt cũng giúp bảo vệ trẻ tránh tình trạng lo lắng, trầm cảm, rối loạn ăn uống, hành vi phản xã hội, nghiện rượu và ma tuý.

Thiên Ân chuyển ngữ
nguồn: EMTY
Exit mobile version